TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

+RCEP là một hiệp định thương mại tự do với 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand)

+ RCEP được dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN.

+Thành viên của RCEP và TPP

+ Cả hai hiệp định có quy mô gần như tương đương.

+ Nhiều chuyên gia phân tích rằng RCEP là hiệp định đối đầu trực tiếp với TPP. Việc đối đầu này có thể nhìn thấy qua việc TPP có Mỹ mà không có Trung Quốc, và RCEP có Trung Quốc mà không có Mỹ.

+ 7 nước có mặt trong cả 2 hiệp định là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Australia, New Zealand, Nhật và Singapore.

+Theo những thông tin được công bố tại thời điểm hiện tại, RCEP sẽ đưa ra những quy định về thương mại hàng hoá & dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế & kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, luật pháp và các mảng khác có liên quan.

+Điểm khác biệt lớn nhất của TPP và RCEP là việc áp đặt tiêu chuẩn hoạt động thương mại.

+ Không như TPP được coi là một hiệp định thế hệ mới yêu cầu sự đồng nhất chặt chẽ giữa các nước thành viên và có "chất lương cao", RCEP đặt ra các tiêu chuẩn thấp hơn và chấp thuận việc các nước thành viên đặt các rào cản không đồng nhất. 

+RCEP chú trọng hơn vào việc phát triển đồng nhất nền kinh tế của khu vực ASEAN, kết hợp giữa tầm nhìn khu vực ASEAN + 3 của Trung Quốc và ASEAN + 6 của Nhật Bản để kết nối giữa những quốc gia đã sẵn có thoả thuận sẵn với nhau. Trong khi đó, TPP, với tầm nhìn của Mỹ, lại muốn tạo ra một sân chơi mới của thế kỷ 21, một sân chơi không có Trung Quốc. 

+Ấn Độ không đủ điều kiện để trở thành một thành viên của TPP nên RCEP là cuộc chơi khu vực chính của Ấn Độ, tương tự như vậy với Trung Quốc, mặc dù có những khó khăn khi chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của TTP so tới RCEP 

+RCEP được bắt đầu đàm phán từ năm 2012 và luôn được diễn ra bí mật - chưa có bất kì tài liệu nào được phát hành chính thức. Chỉ mới có 1 văn bản được tổ chức KEI rò rỉ về đàm phán giữa Nhật và Hàn Quốc về Sở hữu trí tuệ với nhiều điều khoản gây tranh cãi.

OTHER NEWS

Trung Quốc đã sẵn sàng quay lại đàm phán với Mỹ

Read more

1-Số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ giảm tuần thứ 3 liên tiếp; 2-Căng thẳng tiếp diễn tại Trung Đông cũng hỗ trợ giá dầu. 3-Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống thấp nhất 13 tháng qua, bất chấp trước đó Thủ […]

Read more