TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

ẨN SỸ ĐẠI NGU" LUẬN THẾ CỤC : ĐÚNG NHƯ TÔI ĐÃ NHẬN ĐỊNH NHIỀU LẦN TỪ CUỐI 2018 VÀ ĐẦU 2020 (TRONG MỘT LOẠT CASE STUDIES CÒN LƯU TRÊN MY WEB SITE ) : QUAN HỆ MỸ- TRUNG (VÀ CÁC PHE LIÊN QUAN NHƯ EU + NGA + NATO + ANH + ẤN + ASEAN + NHẬT + ÚC + UMSCA ++++ ) SẼ LÀ HỒ SƠ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG THẾ KÝ 21 ,TRƯỚC MẮT LÀ THÁNG 11 BẦU CỬ MỸ + HỘI NGHỊ BẮC ĐỚI HÀ TQ + ĐH 13 ĐCSVN !

OTHER NEWS

Read more

Từ 2009 đến nay Ngân hàng Nhà nước không công bố lãi suất cơ bản, và điều này khiến cho việc xử lý của tòa án rất lúng túng.

Trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/5, một trong các vấn đề được tranh luận rất sôi nổi là lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.

Quy định lãi suất cho vay theo thỏa thuận không được vượt quá 150% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại Bộ luật Dân sự hiện hành đã được nâng lên thành 200% tại dự thảo bộ luật (sửa đổi).

Không công bố lãi suất cơ bản từ 2009

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết kết quả lấy ý kiến nhân dân còn có hai loại ý kiến cơ bản về vấn đề này

Đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật và cho rằng, quy định về mức lãi suất trần dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố bảo đảm được tính công khai, minh bạch, khả thi và thống nhất trong thực tiễn thi hành pháp luật, vì đây là loại lãi suất luật định và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm công bố công khai, theo quy định của Luật Ngân hàng.

Việc áp dụng mức lãi suất trần theo cơ chế này vừa bảo đảm phù hợp được với tình hình phát triển chưa bền vững của nền kinh tế ở nước ta, vừa góp phần ngăn ngừa việc cho vay nặng lãi trong thực tiễn giao lưu dân sự.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần quy định một mức lãi suất cụ thể trong Bộ luật Dân sự để đảm bảo được tính rõ ràng minh bạch, dễ áp dụng, các bên tham gia giao dịch dân sự có thể biết ngay hậu quả pháp lý khi xác lập hợp đồng vay.

Nhất trí theo ý kiến đa số, Chính phủ nhấn mạnh là việc quy định về mức lãi suất trần dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố còn bảo đảm tính linh hoạt trong điều chỉnh về lãi suất, vì lãi suất cơ bản không phải là cố định, khi có sự biến động về thị trường tiền tệ hoặc chính sách tiền tệ thì lãi suất này sẽ được Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh thích hợp.

Mặt khác, dự thảo bộ luật cũng đã quy định mức lãi suất trong hợp đồng vay có thể được thay đổi trong trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Quan điểm của cơ quan thẩm tra – Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng, việc sử dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là phù hợp, nhưng đề nghị báo cáo rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi mức lãi suất từ 150% lên 200%.

Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình cần dựa vào lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Thế nhưng, Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Tống Anh Hào cho biết: từ 2009 đến nay Ngân hàng Nhà nước không công bố lãi suất cơ bản, và điều này khiến cho việc xử lý của tòa án rất lúng túng.

“Khuyết điểm” của Ngân hàng Nhà nước

“Hôm rồi chúng tôi có hỏi thì Ngân hàng Nhà nước bảo vẫn theo lãi suất cơ bản cũ, tức là vẫn từ 2009”, ông Hào cho biết.

“Đến nay mà vẫn áp dụng lãi suất cơ bản 2009 thì không hợp lý, Ngân hàng Nhà nước từ đó đến nay không công bố lãi suất cơ bản là có khuyết điểm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển bình luận.

Dẫn quy định hiện hành về lãi suất ở các luật khác nhau, ông Hiển nhấn mạnh sự không bình đẳng, khi mà các tổ chức tín dụng thì cho vay với mức lãi suất thoải mái không sao cả, còn dân sự nếu vượt quá 200% là nặng lãi.

Trước các quan điểm còn rất khác nhau, theo ông Hiển thì cần đưa ra phương án có bỏ lãi suất cơ bản hay không. Nếu bỏ thì sửa ngay Luật Ngân hàng và phóng thích ngay những người đang bị bỏ tù vì cho vay nặng lãi. Còn nếu không bỏ cũng phải đủ lập luận, đây là vấn đề lớn, cần xếp lên hàng đầu, ông Hiển bày tỏ quan điểm.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường được mời phát biểu ngay sau đó.

Ông nói, cho vay dân sự thì chắc chắn phải có khuôn khổ nào đó. Ngân hàng Nhà nước có quy định vẫn phải công bố lãi suất cơ bản, song mấy năm nay không công bố mà lấy lãi suất liên ngân hàng thay thế, trong khi lãi suất này thay đổi hàng ngày hàng tuần, thì dân khó theo mà tòa án lại càng khó hơn.

Ông Cường còn cho biết thêm, trong quá trình thảo luận dự án luật sửa đổi, Ngân hàng Nhà nước lúc đầu cũng không đồng tình công bố lãi suất cơ bản nữa mà đề nghị lấy lãi suất liên hàng. Nhưng sau đó, qua nhiều lần thảo luận, thì lại đồng ý là sẽ thực hiện, nhưng không phải công bố định kỳ, mà tùy theo thị trường và sự ổn định của đồng tiền.

Nhưng, không công bố lãi suất cơ bản từ 2009 đến giờ thì hơi bất hợp lý, Bộ trưởng Cường tham gia bình luận về cái gọi là “khuyết điểm” của Ngân hàng Nhà nước, theo nhận định của ông Hiển.

Giải thích về việc nới quy định từ 150% lên 200% lãi suất cơ bản, ông Cường nêu thực tế hiện nay cũng đã có trường hợp vượt quá 200%, nên cần tính đến khuôn khổ thoáng hơn, còn nếu giữ 150% thì rất dễ bị xử lý cho vay nặng lãi.

“Vẫn nên có lãi suất cơ bản, còn trên 200% thì cần cân nhắc, suy nghĩ thêm, theo tôi thì có thể trên 150% nhưng chưa tới 200%”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý

Read more