PS: NẾU 2 EM THỰC LÒNG MUỐN CÓ LỜI GIẢI CHO “BÀI TOÁN NHẬP SIÊU KINH NIÊN” THÌ RẤT ĐƠN GIẢN: VỀ LẠI TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG, HÀ NỘI, KIẾM CUỐN GIÁO TRÌNH “QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ” CỦA THẦY VIẾT TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 80 THẾ KỶ TRƯỚC !
Nhập siêu, vì đâu?
Theo số liệu ước tính nói trên của Tổng cục Thống kê thì đến cuối tháng 4/2015 nhập siêu đã bằng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn chỉ tiêu đề ra (kiềm chế nhập siêu ở mức 5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015).
Không khó để lý giải vì sao có con số này. Một điều hiển nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đó là vì tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn so với nhập khẩu. “Xuất khẩu giảm do cả giá và lượng”, ông Tuấn Anh thừa nhận và cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn từ cả hai phía: thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu;
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, người đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại chuyện chẳng có gì là “sung sướng” trước thành tích xuất siêu của Việt Nam, mới đây tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân đã không ngần ngại nhắc tới “một cơ hội bị bỏ lỡ” trong cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc, thị trường mà Việt Nam đang nhập siêu quá lớn. Số liệu thống kê cho thấy, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng từ mức 4,1 tỷ USD năm 2006 lên 29 tỷ USD năm 2014 và 4 tháng đầu năm nay đã là 10,7 tỷ USD.
"Căn bệnh" khó chữa?
Nhập siêu là "căn bệnh" khó chữa ở Việt Nam. Ngoại trừ giai đoạn 2012 - 2014 có xuất siêu mà nguyên nhân không nằm ở cơ cấu kinh tế thì Việt Nam nhập siêu rất lớn. Năm 2008, mức nhập siêu của cả nước là 17,5 tỷ USD; năm 2009 là 12,2 tỷ USD; năm 2010 là 12,7 tỷ USD; còn 2011 là 13,8 tỷ USD.