PS: Khi vốn tự có/Vốn điều lệ của toàn hệ thống TCTD chỉ bằng 1/12 tổng tài sản thì nếu (!) giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến hệ lụy gì đối với TCTD (trong khi vẫn phải trích lập DPRR (tức làm giảm lợi nhuận của TCTD !)? Còn nếu “Nhà điều hành “ vẫn giữ nguyên não trạng :”giảm lãi suất huy động (vì dễ “ra lệnh nhất” !?) để tạo tiền đề cho các TCTD giảm lãi suất cho vay (Nhưng nếu các TCTD không chịu giảm thì làm gì chế tài họ ??) và hướng dòng vốn vào hoạt động SX-KD (Khi không có đầu ra và không phải ai cũng có thể làm doanh nhân dù có vốn?!), vào kênh TTCK (không phải ai cũng có thể làm ….nhà đầu tư/nhà đầu cơ lướt sóng!?), mua trái phiếu doanh nghiệp: Với tình trạng thông tin tù mù + sức khỏe hiện nay của các doanh nghiệp thì người dân nào dám giao tiền của mình cho mấy ông chủ này ??.etc….”
1-Ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực TP HCM :“Vì sao tín dụng không tăng mạnh và DN không mặn mà vay thêm vốn thời điểm này?” - ông Mười đặt câu hỏi rồi tự lý giải:
- Đơn giản, vì các khoản nợ cũ của DN ở các NH thương mại vẫn còn rất lớn, chưa trả hết, tài sản thế chấp cũng nằm trong NH nên không còn tài sản bảo đảm để vay thêm;
- Trong khi lãi suất các khoản vay cũ, do thỏa thuận ở mức cao trong quá khứ nên giờ khó giảm mạnh. “Đây mới là gánh nặng lớn của DN bởi nếu không trả được nợ cũ thì sao dám vay mới để đầu tư công nghệ, nâng cao năng suất?
-Làm sao dám vay để đầu tư mới nếu bí đầu ra, thua ngay trên trên sân nhà khi cạnh tranh với hàng NK, ngay với những sản phẩm chủ lực, truyền thống như hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông sản, v.v…?
-Bản thân một số NH thương mại cũng xem các khoản vay cũ là “cứu cánh” của mình, không muốn giảm sâu dù mặt bằng lãi suất đã hình thành ở một mức mới thấp hơn nhiều” ;
2- Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank: Mặt bằng chung của lãi suất cho vay (cả ngắn hạn và trung dài hạn) hiện khoảng 8%/năm, so với lãi suất huy động 5%-6%/năm, margin chỉ có gần 2%, nên sẽ rất khó giảm thêm”;