TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Vấn đề tự do thương mại, Dự Luật TPA và Hiệp Ước TPP

Hoa Kỳ có thể mất tư thế lãnh đạo kinh tế thế giới không do sự “quật khởi hòa bình” của Trung Quốc mà vì sự khai quật ồn ào của khái niệm bảo hộ mậu dịch trong chính trường Mỹ.

Hai chục năm sau Hiệp Ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA, được ban hành năm 1994 vào thời Tổng Thống Bill Clinton, Quốc Hội khóa 114 đang có cơ hội thông qua một hiệp ước tự do thương mại còn quan trọng hơn nữa. Đó là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, sau 20 vòng đàm phán với 11 nước trong vành cung Thái Bình Dương mà không có Trung Quốc. Song song, Hoa Kỳ vừa qua vòng đàm phán thứ chín với 28 nước Liên Hiệp Âu Châu để hoàn tất Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương T-TIP.

Cả hai văn kiện đều cần tới một dự luật cho phép Hành pháp quyền thương thuyết với các đối tác theo thủ tục nhanh gọn cho tới khi hoàn thành thì đệ trình lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết trọn gói bằng đa số trên 50%. Dự luật đó là Trade Promotion Authority, TPA, vừa được hai Ủy Ban Liên Hệ của Hạ và Thượng Viện thông qua để xin lưỡng viện phê chuẩn hầu có thể tái tục đạo luật TPA bị Đảng Dân Chủ gạt qua một bên từ năm 2012.

Tích cực vận động cho dự luật TPA để hoàn thành Hiệp Ước TPP trong năm nay là Tổng Thống Barack Obama. Ông là người tân tòng, mới theo, chủ trương tự do mậu dịch sau khi đả kích Hiệp Ước NAFTA năm xưa và đã do dự gần một năm với Hiệp Ước TPP. Khi cầm quyền, ông thấy ra giá trị của tự do thương mại cho kinh tế Hoa Kỳ. Nhiều vị dân cử bên Đảng Dân Chủ thì chưa.

Chúng ta khởi sự với chuyện kinh tế trước. Sau đó mới là chính trị.

OTHER NEWS