1-Mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã rất tích cực lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời đã cố gắng nhất có thể để hỗ trợ nhà đầu tư, nhưng những nhân tố làm thị trường chứng khoán đi xuống dường như đã không thuộc thẩm quyền của UBCK, mà đòi hỏi những quyết sách kịp thời và cương quyết từ Chính phủ.
-Thị trường Việt Nam với 91 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán khoảng 46 tỷ đô la Mỹ, chỉ tương đương với 25% GDP của Việt Nam;
-Philippines, với 99 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán khoảng 184 tỷ đô la Mỹ (gấp 4 lần Việt Nam), tương đương 65% GDP của nước này;
-Thailand, với 69 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán khoảng 418 tỷ đô la Mỹ (gấp 9 lần Việt Nam), tương đương 112% GDP của nước này;
-Malaysia, với 30 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán khoảng 287 tỷ đô la Mỹ (gấp 6 lần Việt Nam), tương đương 88% GDP của nước này;
-Singapore, với 5 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán là khoảng 415 tỷ đô la Mỹ (gấp 9 lần Việt Nam), tương đương với 135% GDP của nước này; và
-Indonesia, với 251 triệu dân, có mức vốn hóa của thị trường chứng khoán là khoảng 397 tỷ đô la Mỹ (gấp 8 lần Việt Nam), tương đương với 45% GDP của nước này;
2-"Chúng tôi nhận thấy rằng thị trường chứng khoán hiện tại của Việt Nam không đủ mạnh để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa. Tổng giá trị các DNNN sẽ được cổ phần hóa trong 3 năm tới ước tính khoảng 25 tỷ USD. Nếu Chính phủ chỉ dự kiến bán ra thị trường 15% tổng số lượng cổ phần thì thị trường sẽ cần 3,75 tỷ USD để mua số cổ phần này. Như vậy nguồn tiền trong nước sẽ chắc chắn không đủ để mua cổ phần nói trên, và Việt Nam sẽ cần một dòng tiền mới của nước ngoài để mua các cổ phần này", ông Kiên nói.
3-Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1/1 đến ngày 19/5/2015, dòng tiền mới của nước ngoài chảy vào Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ là 5 triệu USD, và vào Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là 113.3 triệu USD.