TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về giá cả đắt đỏ, trong khi TP HCM giữ vị trí thứ 90, theo Mercer.

Hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) vừa công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2015 của 207 thành phố trên thế giới. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 86 về mức độ đắt đỏ, tăng 45 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại TP HCM cũng tăng tương đương lên vị trí 90. Từ năm 2013 đến nay, hãng nghiên cứu của Anh vẫn đánh giá sinh hoạt phí tại Hà Nội cao hơn so với TP HCM.

Trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu danh sách vẫn là Singapore (Singapore). Tiếp theo là Bangkok (Thái Lan), Yangoon (Myanmar) và Manila (Philippines). Còn trên thế giới, hai thành phố châu Phi là Luanda (Angola) và Hong Kong (Trung Quốc) chiếm hai vị trí dẫn đầu. Luanda thậm chí đã đứng nhất 3 năm liên tiếp.

Bên cạnh đó, sau khi nắm giữ danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong phần lớn 2 thập kỷ qua, Tokyo năm nay đã bật khỏi top 10, xuống thứ 11. Nguyên nhân là đồng yen liên tục yếu đi so với USD năm ngoái. Dù vậy, các thành phố châu Á vẫn chiếm tới 5 trong 10 vị trí đầu tiên.

Biến động tỷ giá đóng vai trò chính trong sự xáo trộn mạnh danh sách năm nay. "Biến động tiền tệ luôn có vai trò thực sự lớn trong các năm trước, nhưng ảnh hưởng lên năm nay đặc biệt mạnh", Kate Fitzpatrick - chuyên gia tư vấn tại Mercer cho biết.

Cả yen và euro đều yếu đi đáng kể so với USD và NDT. Trong khi đó, franc Thụy Sĩ lại mạnh lên sau đợt bỏ trần tỷ giá đầu năm nay.

Thành phố tụt hạng mạnh nhất trong top 10 là Moscow, từ thứ 9 năm ngoái xuống 50 năm nay, do đồng rouble mất giá mạnh sau các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Ngược lại, đồng NDT mạnh lên lại khiến các thành phố Trung Quốc tăng trung bình 18 bậc.

Những thành phố trong danh sách được đánh giá theo kết quả khảo sát thường niên về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn, trang phục, đồ dùng gia đình và tiện nghi giải trí. Tất cả sau đó sẽ được so sánh với New York (Mỹ).

Theo Mercer, thứ hạng các thành phố thay đổi chủ yếu do hai yếu tố - giá cả và nội tệ biến động so với USD. Mục đích của báo cáo là giúp các công ty đa quốc gia và Chính phủ các nước đánh giá chi phí khi cử nhân viên sang làm việc tại nước ngoài. 

OTHER NEWS