1-Sự giảm tốc và trì trệ của kinh tế Trung Quốc, bắt đầu từ cuối năm 2015 và dần trở nên hỗn loạn hơn trong 2 tháng đầu năm 2016;
2-Suy giảm nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu nặng nề của khá nhiều nền kinh tế trên thế giới.
3-Bán tống bán tháo các sản phẩm dư cung do dư thừa công suất sản xuất ở trong nước.
4-Trung Quốc đang gián tiếp đẩy hàng loạt các ngành sản xuất tại nhiều quốc gia vốn cũng đang trong tình trạng dư cung đến chỗ phá sản do không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc vốn đã rẻ nay lại càng rẻ hơn, do đã được chính phủ Trung Quốc áp dụng một loạt chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế hay bằng cách hạ tỷ giá nội tệ.
5-Việt Nam cũng không ngoại lệ:
+ Thậm chí còn phải đối mặt với một áp lực lớn hơn nhiều so với các nền kinh tế khác cũng đang bị ảnh hưởng từ sự giảm tốc và xuất khẩu trì trệ của kinh tế Trung Quốc.
+ Trước hết, Việt Nam là một thị trường nhập khẩu lớn của hàng hóa Trung Quốc, tổng cộng lên đến 49,3 tỷ USD trong năm 2015 (đạt mức nhập siêu 32 tỷ USD từ Trung Quốc), chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2015.
+ Điều này khiến cho hàng hóa Trung Quốc do dư cung và giá rẻ đang có xu hướng tràn vào thị trường Việt Nam nhiều hơn, nhất là khi giữa hai nước có đường biên giới dài tới cả ngàn km.
+ Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để đối phó với sự giảm tổng cầu của thị trường trong nước do giảm tốc kinh tế, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư thu hút nhất được xem là sẽ bị tác động từ xu hướng này.
Theo thống kê, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng vọt trong thời gian vừa qua. Cụ thể, theo Cục đầu tư nước ngoài, năm 2012 lượng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam mới đạt mức 312 triệu USD đã tăng đột biến lên mức 2,3 tỷ USD vào năm 2013; sang năm 2014 tăng lên thành 7,9 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng lên thành 8,13 tỷ USD.