PS:1- TỪ 1986 TÔI ĐÃ THỰC HIỆN MỘT CUỘC “ĐIỂN CỨU” VỂ MÔ HÌNH NÀY RỒI SAU ĐÓ TẠI SÀI GÒN RA ĐỜI “KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN”,RỒI KHÔNG SAO NHÂN RỘNG RA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC?! 2-TRÊN WEBSITE CỦA 4C ADVISORS TỪ LÂU ĐÃ CÓ HẲN 1 CHỦ ĐỀ VỚI TÊN GỌI “CANH BẠC N0.6 ….”: https://www.mr-doom.com/blogs/canh-bac-no06-co-so-ha-tang-dac-khu-kinh-te-cong-nghiep-phu-tro-hien-thuc-or-ao-tuong--49.aspx )
1-Đặc khu kinh tế (special economic zone - SEZ) là khái niệm chỉ :
+ “Một khu vực trong một quốc gia mà sẽ tuân theo các quy định kinh tế khác với cả nước”.
+ Thông thường, những quy định này có xu hướng nghiêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). + Hoạt động kinh doanh trong một SEZ cũng có nghĩa công ty đó sẽ nhận được các ưu đãi về thuế, nhập khẩu, thủ tục hải quan và nhiều quy định kiểm soát khác.
2-Theo Economist, đến giữa năm 2015:
+ Cứ 4 quốc gia trên thế giới thì lại có 3 thành lập ít nhất một đặc khu kinh tế.
+ Toàn cầu hiện có hơn 4.300 SEZ và được dự báo còn tăng.
3- Trung Quốc :
+Phát triển đặc khu kinh tế từ đầu thập niên 80.
+ Khi đó, chiến lược cải tổ theo định hướng thị trường được áp dụng cho một số SEZ, như Thâm Quyến.
+ Theo số liệu của World Bank, đến năm 2014, Trung Quốc có 6 đặc khu kinh tế.
+ Các SEZ tại đây khá đa dạng về quy mô và chức năng. Một số thiết kế theo vị trí địa lý, để thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế đặc biệt. Số khác là các khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ việc thử nghiệm và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.
+ Các SEZ đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do họ được thử nghiệm các biện pháp cải tổ, đóng vai trò là chất xúc tác để phân phối hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế. Vài năm gần đây, SEZ đóng góp tới 22% GDP Trung Quốc, 45% tổng FDI và 60% xuất khẩu. SEZ được dự báo tạo thêm 30 triệu việc làm cho nước này, tăng thu nhập của nông dân tham gia hoạt động có liên quan lên thêm 30%, tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa.
4-Khu vực Thương mại tự do Thượng Hải (Shanghai FTZ) :
+Được thành lập tháng 9/2013 với diện tích 28,78 km2, bao gồm 4 đặc khu kinh tế hiện có ở quận Pudong. Đó là Khu Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Logistics Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Cảng biển Thương mại tự do Yangshan và Cảng Hàng không thương mại Tự do Pudong. Thượng Hải hiện là trung tâm tài chính của nền kinh tế lớn nhì thế giới.
+ Sau này, diện tích của Shanghai FTZ được mở rộng lên 120,72 km2, bổ sung thêm Khu Tài chính Lujiazui Financial, Khu chế xuất Jinqiao, Khu công nghệ cao Zhangjiang và Khu phát triển Expo. Việc này nhằm tăng quy mô khu vực thực hiện cải tổ thử nghiệm.
+ Đây là mô hình thương mại tự do đầu tiên (ngoài Hong Kong) tại Trung Quốc. Shanghai FTZ được kỳ vọng giúp thành phố này trở thành một trung tâm tài chính quốc tế chính thức trước năm 2020, Diplomat cho biết.
+ Thủ tướng Lý Khắc Cường là người ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch trên. Ông muốn khu vực này trở thành minh chứng cho khả năng Trung Quốc có thể nâng cấp cấu trúc kinh tế.
+ Shanghai FTZ sẽ tập trung cải tổ thủ tục hành chính (đặc biệt là hải quan), đẩy mạnh logistics, vận tải và các dịch vụ chuyên nghiệp, như giáo dục và luật.
+ Shanghai FTZ là nơi thử nghiệm các chính sách tài chính của Trung Quốc trước khi được áp dụng rộng rãi. Thời hạn thông thường là 3 năm.
+ Theo đó, 18 lĩnh vực dịch vụ bị hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ được mở cửa tại đây.
+ Các công ty trình diễn nghệ thuật và tổ chức y tế nước ngoài được cấp phép hoạt động. Việc các công ty ngoại sản xuất máy chơi game cầm tay, vốn bị cấm tại Trung Quốc, cũng được hợp pháp hóa tại Shanghai FTZ.
+ Khu vực này còn cho phép người nước ngoài lập công ty quản lý tài năng, nhưng phải liên doanh với đối tác trong nước.
+Các công ty ngoại cũng sẽ được cung cấp một số dịch vụ Internet tại Shanghai FTZ và tham gia vào 7 dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông. Trong 7 ngành này, có 5 là cho phép 100% vốn ngoại.
+ Đến cuối năm 2015, Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc cũng chấp thuận cho các công ty phi tài chính tại Shanghai FTZ tự do chuyển đổi tiền mặt huy động từ nước ngoài ra NDT. Việc này sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí thanh toán và quản lý tiền mặt.
+Chương trình Đối tác Nội địa đạt tiêu chuẩn (QDLP) cũng được thực hiện từ năm 2013, cho phép các hãng quản lý tài sản nước ngoài trong Shanghai FTZ bán các sản phẩm đầu tư ngoại trực tiếp cho khách hàng giàu có Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài công ty được phép tham gia mỗi đợt với số tiền huy động bị hạn chế, Financial Times cho biết. Trước khi có chương trình này, nhà đầu tư Trung Quốc không được đổ tiền vào thị trường chứng khoán nước ngoài, trừ phi tham gia chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nội địa Đạt tiêu chuẩn (QDII).
+ Theo số liệu trên website, đến hết năm 2014, Shanghai FTZ đã có hơn 23.000 công ty đăng ký hoạt động. Trong đó, hơn 14.000 là đăng ký mới và hơn 2.300 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tổng doanh thu các công ty này năm 2014 là 16.000 tỷ NDT (2.600 tỷ USD), tăng 11% so với một năm trước. Doanh số bán sản phẩm tăng 11,5% lên 13.800 tỷ NDT.
+Lợi nhuận của các công ty vận tải và logistics tăng 15% lên 118 tỷ NDT.
+Tổng kim ngạch ngoại thương cũng tăng hơn 8% lên 762,3 tỷ NDT.
5- Nhưng: Một số chính sách đã được áp dụng trên toàn quốc sau khi thử nghiệm tại đây. Dù vậy, Shanghai FTZ bị đánh giá là đưa ra nhiều kế hoạch từ rất lâu nhưng vẫn chưa được thực hiện, hoặc có tiến triển rất chậm.
+ Ví dụ, từ năm 2013, Trung Quốc đã công bố kế hoạch cho phép NDT được chuyển đổi hoàn toàn trong Shanghai FTZ. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tại đây đã phải thất vọng vì quy trình thực hiện chậm chạp. Những đột phá được trông đợi như cho phép các công ty phát hành trái phiếu niêm yết bằng NDT, hay các ngân hàng đầu tư và hãng môi giới 100% vốn nước ngoài được tự do tiếp cận thị trường vốn Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện.
+ Trong một khảo sát được thực hiện tháng 3/2015 bởi Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải:
- 45% doanh nghiệp tham gia cho biết họ thiếu thông tin đáng tin cậy về Shanghai FTZ.
-75% nhận xét khu vực này không mang lại lợi ích nhìn thấy được cho doanh nghiệp của mình.