TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Vốn hóa của Faros bằng 3 công ty xây dựng hàng đầu cộng lại

Với con số 23.048 tỷ đồng, một mình vốn hóa của Faros còn lớn hơn tổng vốn hóa của 3 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu trên sàn chứng khoán là CTCP Xây dựng Coteccons (CTD, vốn hóa 12.518 tỷ đồng), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG, vốn hóa 7.332 tỷ đồng) và CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC, vốn hóa 2.862 tỷ đồng).

Thành lập từ năm 2011, Công ty Xây dựng Faros tiền thân là CTCP Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà – một cái tên nhỏ bé trong ngành xây dựng. Khi đó, Faros có vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, sau 5 năm với 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 4.300 tỷ đồng.

Nhờ sự tăng giá phi mã của ROS, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn FLC, người sở hữu gần 280 triệu cổ phiếu ROS đã trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ đứng sau tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup. 

2-ROS đang làm biến dạng thị trường?

 Không cổ phiếu nào có thể ấn tượng hơn ROS trong vòng 1,5 tháng qua. So với mức giá chào sàn là 10.500 đồng/CP, đến nay ROS đã tăng gấp 5 lần lên 53.600 đồng/CP. Theo đó, vốn hóa thị trường của Faros đạt 23.048 tỷ đồng.

 

Kể từ ngày 6/10, khi vốn hóa thị trường của ROS vượt qua 19.000 tỷ đồng, cổ phiếu này đã thể hiện “sức mạnh” của mình đối với VN-Index. Trong phiên cuối tuần 14/10, bên cạnh việc VNM tăng 2.000 đồng, đóng góp cho sắc xanh của VN-Index 1,33 điểm thì với việc tăng trần (tương đương 3.500 đồng), ROS là cổ phiếu có ảnh hưởng lớn thứ 2 đến VN-Index, đóng góp cho chỉ số 0,73 điểm. Trong khi đó, các cổ phiếu lớn khác như HPG, BVH, CTG, GAS đều giảm giá và số mã đỏ trên sàn HOSE áp đảo số mã xanh. Nhưng ROS có xứng đáng với vị trí này?

Theo công bố của Faros, năm 2015, DN này đạt gần 970 tỷ đồng doanh thu, tăng 75 lần so với năm 2014; còn lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 57 lần. Riêng trong 2 quý đầu năm 2016, báo cáo tài chính cho biết, doanh thu của Faros đạt 1.072 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 153 tỷ đồng – cao hơn cả năm 2015. Trong đó, doanh thu với bên liên quan (CTCP Tập đoàn FLC) là 894 tỷ đồng, chiếm 83% tổng doanh thu của ROS.

 Dù tăng trưởng đáng nể nhưng do vốn điều lệ của ROS lên tới 4.300 tỷ đồng và tổng tài sản gần 8.000 tỷ đồng, nên các chỉ số sinh lời lại không mấy hấp dẫn. EPS 6 tháng đầu năm là 386 đồng.

 Đặc biệt, trong báo cáo tài chính bán niên đã soát xét, Công ty TNHH Kiểm toán ASC nhấn mạnh: “Tính đến ngày 30/6, tổng số tiền Faros uỷ thác đầu tư cho các cá nhân là 1.417 tỷ đồng, uỷ thác đầu tư cho các tổ chức là 2.149 tỷ đồng (chi tiết tại thuyết minh số V.2). Trong kỳ, tổng số tiền lãi phải thu từ các hợp đồng uỷ thác này được hạch toán trên tài khoản Doanh thu tài chính với số tiền là 92,9 tỷ đồng. Số tiền lãi theo điều khoản hợp đồng uỷ thác đầu tư sẽ được thanh toán khi tất toán hợp đồng”.

ASC cũng cho biết ý kiến: “Như đã nêu tại thuyết minh số V.17.c, đợt tăng vốn điều lệ trong quý I/2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác được thực hiện trong cùng ngày 8/1/2016”.

Không ít các trường hợp doanh nghiệp tăng vốn ảo bằng cách chuyển tiền đến để hoàn thành thủ tục tăng vốn nhưng sau đó rút ngay tiền dưới hình thức ủy thác đầu tư tài chính. ROS đang có 3.566 tỷ đồng uỷ thác cho các cá nhân và tổ chức đầu tư. Những con số tài chính của ROS khiến giới đầu tư không khỏi nghi ngờ.

Vậy đâu là động lực thực sự khiến cổ phiếu ROS tăng phi mã như vậy? Có một điều dễ hiểu là số lượng CP lưu hành tự do của ROS trước khi niêm yết không đáng kể, nên khả năng tiết cung, đẩy giá không phải quá khó khăn, cho dù vốn điều lệ DN này lên đến 4.300 tỷ đồng.     

OTHER NEWS

Read more

Cùng với số nợ đã bán trong năm 2016 thì tổng cộng hiện Sacombank đang sở hữu 37.300 tỷ đồng trái phiếu phát hành bởi VAMC.

Read more