TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Hiến Pháp Hoa Kỳ, phần nói về hình thức bầu cử theo phương thức “cử tri đoàn” (electoral college) được trình bày “cẩn thận một cách bất thường,” chi tiết hơn và dài hơn bất cứ vấn đề nào khác được đề cập trong Hiến Pháp.

Bài viết kể lại lịch sử ra đời và mục đích của hình thức “cử tri đoàn,” trong đó nhấn mạnh: Tạo cơ chế để Lập Pháp (Quốc Hội) có thể kiểm soát Hành Pháp (Tổng Thống); ngăn ngừa tổng thống hành xử độc tài; và xuyên suốt trong toàn bài viết là bối cảnh lịch sử, nhu cầu lập quốc mà trong nhu cầu đó, hình thức cử tri đoàn đóng vai trò “bảo hiểm” để các tiểu bang yên tâm tham gia vào thể chế liên bang.

1-Tổng Thống phải bị kiểm soát

Các Quốc Phụ Hoa Kỳ gặp nhau tại Hội Nghị Hiến Pháp năm 1787. Một trong những đề tài được thảo luận gay go nhất tại đây là về Cử Tri Đoàn (electoral college).

Lịch sử ghi lại một vài chi tiết trong sự kiện này. Một đại biểu từ tiểu bang Pennsylvania cả quyết: “Nếu muốn thiết lập chính phủ quốc gia” thì chức vụ tổng thống phải do dân bầu trực tiếp. Đại biểu từ Connecticut đáp lại, chức vụ Tổng Thống phải do Quốc Hội bầu ra, vì “hình thức dân cử trực tiếp có thể dẫn đến tình trạng quân chủ.” Lý lẽ của vị này: Một nền Hành Pháp độc lập với Lập Pháp sẽ là mầm mống dẫn đến độc tài.

Các ghi chép nói rằng đại biểu này không có ý xem nhẹ sức mạnh của lá phiếu phổ thông, nhưng họ “e rằng một tổng thống do dân bầu ra có thể sẽ hiểu lệch lạc ý thức dân chủ, từ đó dẫn đến hành xử độc tài.” Nghĩa là Quốc Hội có thể không kiểm soát được Tổng Thống.

Cuộc tranh luận về phương thức bầu cử diễn ra gay cấn, cho đến phút chót, một đại biểu có tên James Madison “lấy viết và giấy, phát họa một phương thức để bầu ra tổng thống.” Phương thức đó là: Một “phái đoàn” (college) gồm các “đại cử tri” (electors) với những tư cách và phẩm chất cần thiết, được người dân từng tiểu bang chọn ra, sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống.

James Madison là tổng thống thứ tư của nước Mỹ, và được xem là tác giả của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

2-Nhu cầu lập quốc

Hiển nhiên, Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ, thậm chí là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới. Nhưng dân chủ không phải là tất cả với nước Mỹ thời sơ khai. Lập quốc và tồn tại là nỗi lo lớn nhất thời bấy giờ. Có thể nói, hình thức dân chủ của nước Mỹ ra đời song hành với nhu cầu lập quốc của quốc gia này. Để thực hiện nhu cầu ấy, điều kiện tiên quyết là phải có một thể chế Liên Bang (federalism), mà cốt lõi của thể chế liên bang lại nằm ở hình thức bầu cử theo cử tri đoàn.

Tại sao phải là “liên bang”? Nước Mỹ, trước khi có chính phủ liên bang, trước khi có Hiến Pháp, trước luôn cả Cách Mạng 1776, chỉ là một tập hợp các tiểu bang, tạm gọi là Liên Hiệp các Tiểu Bang. Không ai có thể tiên liệu được một liên hiệp như vậy rồi tương lai sẽ ra sao; hợp nhất? chia rẽ? chiến tranh?

Các Quốc Phụ của nước Mỹ thời ấy tiên cảm là phải làm cho “Liên Hiệp” này trở nên “hoàn hảo hơn.” Nhưng dầu có hoàn hảo đến mấy đi nữa, Liên Hiệp ấy luôn có rủi ro tan rã, vì chẳng có gì ràng buộc nhau. Trừ khi Liên Hiệp ấy hợp thành một Quốc Gia và có Hiến Pháp. Nhưng hợp nhất thành một quốc gia lại là mối e ngại của các tiểu bang thành viên. Họ sợ một chính quyền trung ương quá nhiều quyền lực có thể lại trở nên độc tài, là điều mà di dân thế hệ đầu của Hoa Kỳ chống đối và bỏ Châu Âu ra đi.

Để giải quyết mối e ngại này, những người khai sinh ra nước Mỹ nghĩ đến hình thức Liên Bang; và trong hình thức đó, Cử Tri Đoàn là trụ cột: Bảo đảm với các tiểu bang thành viên cũng như người dân từng tiểu bang về quyền tự trị và sự độc lập của họ. Trong số các quyền ấy, quan trọng nhất là bầu tổng thống. Mỗi tiểu bang và người dân trong tiểu bang ấy có tiếng nói trong từng chặng đường bầu cử liên bang, đồng thời ngăn chặn rủi ro là các khu đô thị lớn, đông dân, lấn lướt sự chọn lựa của các vùng ít cư dân hơn.

Nói như vậy để thấy, nếu hôm nay nước Mỹ hủy bỏ hình thức cử tri đoàn thì điều đó đồng nghĩa nước Mỹ hủy bỏ thể chế Liên Bang. Mà hủy bỏ Liên Bang thì nước Mỹ chẳng cần Thượng Viện nữa (vị các Nghị Sĩ Liên Bang đại diện tiếng nói Tiểu Bang tại Thủ Đô); vậy điều này đồng nghĩa là xóa sổ luôn các tiểu bang. Mà đây chính là điều mà các tiểu bang thời hồng hoang của nước Mỹ e ngại: Không bao giờ cho phép một chính quyền Liên Bang quá mạnh.

Như vậy, hủy bỏ hình thức cử tri đoàn đồng nghĩa hủy bỏ luôn hiến pháp hiện hành.

OTHER NEWS

http://www.viet-studies.net/kinhte/ChinaSolitaryModel_Bardhan_trans.html Mô hình phát triển đơn độc của Trung Quốc Pranab Bardhan (*)

Read more

https://www.economist.com/leaders/2019/05/16/a-new-kind-of-cold-war

Read more