TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Dear All,

HIỆN TƯỢNG BREXIT,RỒI DUTERTE TẠI PHILIPIN,NHẤT LÀ SỰ KIỆN DONALD TRUMP THẮNG CỬ ĐANG ĐẶT RA CÂU HỎI:CÓ PHẢI CHỦ NGHĨA DÂN TÚY ĐANG THẮNG THẾ?VẬY “CHỦ NGHĨA DÂN TÚY” (“POPULISM”) NÊN HIỂU SAO CHO CHUẨN?

1-Định nghĩa của Bách Khoa Toàn Thư mở (Wikipedia)

Chủ nghĩa dân túy hay chủ nghĩa đại chúng có thể xem là một hệ tư tưởngtriết học chính trị hay một dạng luận điểm của tư tưởng chính trị xã hội trong đó so sánh “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, bảo vệ nguyện vọng và quyền lợi cho nhân dân, kêu gọi sự thay đổi hệ thống chính trị và xã hội. Từ điển Cambridge định nghĩa chủ nghĩa dân túy là “những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường”.

2-Sơ lược lịch sử :

2.1-Ở Nga

Đây là trào lưu tư tưởng xã hội theo chủ nghĩa không tưởng[cần dẫn nguồn]mang tính nông dân của tầng lớp thanh niên trí thức Nga, xuất hiện ở Ngacuối thế kỉ 19. Những người sáng lập là Ghecxen (A. I. Gercen), Checnưsepxki (N. G. Chernyshevskij). Trong những năm 1870, những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của CNDT là Bakunin (M. A. Bakunin), Laprôp (P. L. Lavrov), Mikhailôpxki (N. K. Mikhajlovskij).

Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hi vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn, cho giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng. Những năm 70, 80 thế kỉ 19, chủ nghĩa dân túy có vai trò tích cực chống Nga hoàng. Nhưng về sau, CNDT đã trở thành một trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác(Marx) vào nước Nga.

2.2-Ở Mỹ

+ Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ có một lịch sử rất phức tạp:Tom Watson là một trường hợp khá ngạo ngược. Cuối đời khi ông leo lên đến chức Thượng nghị sĩ, ông ta khơi gợi sự thù địch của những người Tin lành da trắng chống lại dân da đen, dân Công giáo và Do Thái. Nhưng lúc đầu với tư cách là thủ lĩnh của Đảng Nhân dân (People’s Party), ông kêu gọi dân nghèo da trắng và da đen hợp sức nhau để chấm dứt một hệ thống mà ông cho là do tiền bạc sai khiến.

Chủ nghĩa dân túy có một đặc điểm là sự thay đổi như chong chóng của nó. Nó có thể dẫn tới cải cách, hay là phản động, có thể là một kiểu lý tưởng, mà cũng có thể muốn đổ vấy tội lỗi cho ai đó. Chủ nghĩa dân túy nở rộ vào thời kỳ của Watson, thời kỳ có vẻ thịnh vượng nhưng lại tiềm ẩn những vấn đề xã hội lớn

+ Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa.

Và cũng giống như thời kỳ chúng ta đang sống đây, ai cũng cho mình là cột trụ của nước Mỹ cả, thời Watson là những nhà sản xuất, còn bây giờ là giai cấp trung lưu, những người này cảm thấy là mình đang bị cho ra rìa, mà họ sống cũng đâu tới nỗi nào. Bernie Sanders thì lôi cuối giới có học ở thành thị, trong khi Trump thì rất hấp dẫn dưới con mắt của dân làm ăn tỉnh lẻ. Họ là những người cảm thấy quyền của mình bị xâm hại, họ cứ tơ tưởng tới một nước Mỹ quá khứ mà họ cho là tốt đẹp hơn hiện nay, và nước Mỹ đó lại đang bị đe dọa nữa.

+ Chủ nghĩa dân túy không phải là một ý thức hệ, mà là một luận điệu, hay một lập trường. Những người dân túy hay nói về cái thiện chống cái ác, và họ đáp trả những câu hỏi phức tạp bằng những câu trả lời đơn giản. (Ví dụ ông Trump nói như thế này: “Thương mại à? Chúng tôi sẽ khắc phục thôi! Bảo hiểm y tế à? Chúng tôi cũng sẽ giải quyết!”).

+Quan điểm dân túy nghi ngờ sự thương lượng và thỏa hiệp bình thường vốn tạo thành cơ chế quản trị dân chủ.

Chủ nghĩa dân túy cũng hay có kiểu thuyết âm mưu, hay là nói rằng tận thế tới nơi rồi vậy. Chẳng hạn như họ thuyết phục mọi người tin mình là thuộc nhóm đa số tuyệt vời đang bị những bọn xấu nào đó xâm hại, ví dụ như là bọn Mễ, bọn Do Thái, bọn tỉ phú, hay là các nhà chính trị.

+ Nhưng quan trọng nhất là chủ nghĩa dân túy tìm kiếm và kích động tiếng nói của dân chúng. Cả những người ủng hộ Sanders lẫn Trump đều tán thưởng sự dám nói của hai ông này về những gì họ cảm nhận thấy nhưng các chính trị gia lại không dám nói ra. Một người ủng hộ ông Bernie nói với đài ABC News: “Có thể là tôi không hoàn toàn đồng ý với Bernie nhưng ông ấy có các giá trị và ông sẽ trung thành với những giá trị ấy, và ông ấy sẽ không lừa dối chúng tôi”. Còn luận điệu của ông Trump thì rất thẳng thắn đến mức lỗ mãng và làm cho những người ủng hộ ông cảm thấy sự chân thành.

+ Cùng một thời khắc chính trị, hai hiện tượng Trump và Bernie có vẻ giống nhau. Cả hai đều không phải là những cá nhân trung thành với đảng phái. Sự hấp dẫn của họ đến từ mối quan hệ trực tiếp của họ với ủng hộ viên chứ không thông qua một định chế nào. Cả hai đều chống những hiệp định thương mại với nước ngoài, chỉ trích tình hình thất nghiệp không chính thức, bực bội với tầng lớp chính khách, với việc các chính khách xin những đồng tiền bẩn để tiếp tục nắm quyền. Ông Trump tố cáo những lỗ hổng thuế khóa mà bọn đầu tư có thể trục lợi. Đây là một luận điểm thường thấy ở những người thiên tả. Ông nói với hãng truyền hình CBS là “những tay đầu tư mạo hiểm là bọn giết người mà không bị trừng phạt, chúng tung giấy tờ chạy lòng vòng, còn tiền bạc thì chạy vào túi chúng nó”.

Nhưng sự khác nhau giữa Sanders và Trump là rất lớn ngoài chuyện khác nhau về kiểu cách cá nhân, hay là khuynh hướng chính trị.

Ông Sanders, là một người mà trong phần lớn sự nghiệp đứng ngoài chính quyền, lại tin tưởng mạnh mẽ vào chính trị. Ông cho rằng chính trị là nơi đối kháng nhau của các giai cấp (về chuyện này ông còn cứng hơn cả bà Elizabeth Warren, ông rất không ưa những người giàu có), nhưng ông tin là sự đối kháng đó có thể giải quyết được bằng bầu cử và lập pháp. Cái mà ông gọi là cuộc cách mạng chính trị chính là một cuộc cải cách, có thể là rộng khắp nhưng đáng làm. Ông đề nghị đánh thuế các giao dịch tài chính, chia nhỏ các ngân hàng quá lớn, nhưng ông không đề nghị quốc hữu hóa nhà băng. Ý tưởng của ông có thể làm những nhà tài phiệt phố Wall lo sợ, nhưng các quan điểm đó có thể được biện giải một cách thuyết phục và duy lý.

Còn ông Trump (dù ông ấy thực sự tin vào cái gì đi nữa) lại đang chơi trò chống chính trị. Mà chuyện chống chính trị cũng chẳng xa lạ gì trong lịch sử nước Mỹ. Các ông George Wallace, Ross Perot đều như thế cả. Ngay cả các vị được bầu làm tổng thống như Jimmy Carter, Ronald Reagan, Barack Obama đều từng thắng cử với chuyện chỉ trích hoặc vượt lên cái kiểu đáng ghét của chính khách và chính phủ. Ông Trump thì nói đến chuyện đó theo kiểu mị dân. Ông làm cho người ta thấy là trong vốn từ vựng của ông, không có từ nào dơ bẩn hơn từ “chính trị gia”. Ông kích động đám công chúng của ông, làm họ ghét hơn nữa chuyện giải quyết các vấn đề bằng biện pháp chính trị.

Từ chuyện Trung Quốc, chuyện Nhà nước Hồi giáo, chuyện di dân, chuyện thất nghiệp, chuyện các nhà tài phiệt, … ông nói với họ là đơn giản thôi, hãy để ông giải quyết hết. Nào là ông sẽ xây một bức tường, rồi ông sẽ trục xuất 11 triệu người, ông sẽ sửa Tu chính án số 14 (về quyền công dân và sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật), ông sẽ tạo việc làm, ông sẽ giết bọn khủng bố. Ngoài ông ra chẳng có cái gì khác, ông là một nhà lãnh đạo có thể kéo đất nước khỏi sự tuột dốc bằng chính cá nhân của ông thôi. Hồi nói chuyện ở Mobile, bang Alabama, ông dừng lại một chút để hỏi là liệu có cần một chính phủ đại diện hay không. Sau nhiều lần dẫn đầu các cuộc thăm dò, ông nói với cử tọa 30 ngàn người là “Tại sao lại cần bầu cử? Chúng ta không cần bầu cử”. Khi ông nhíu mày rồi trề môi ra, ông tỏ ra là một diễn viên (showman) đang giả bộ làm một lãnh đạo chuyên quyền (strongman).

+Trong lịch sử nước Mỹ chẳng có mấy người dân túy mà giành được quyền lực ; Thể chế dân chủ của chúng ta không hợp với chuyện đó. Nhưng có các ví dụ về việc những người dân túy tuy thất bại trên con đường dẫn đến dinh tổng thống, nhưng họ giúp mở rộng phạm vi tranh luận, qua đó rốt cuộc có thể dẫn đến các cải tổ quan trọng (như trường hợp Robert M. La Follette, Sr.);

+ Dù họ ít khi đắc cử tổng thống, nhưng họ có thể họ làm trong sạch hơn hoặc làm ô nhiễm hơn bầu không khí chính trị như trường hợp của Tom Watson.

OTHER NEWS

https://www.thesaigontimes.vn/139491/EU-Viet-Nam-moi-dat-1-trong-5-tieu-chi-ve-kinh-te-thi-truong.html https://vov.vn/kinh-te/xay-dung-bo-tieu-chi-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn-814757.vov  

Read more

Ministers at the recently concluded RCEP meeting in Singapore. The 16-nation bloc is eager to conclude an agreement, but India is concerned about overly liberal trade policy

Read more