TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Tuy đã được kiểm toán độc lập,nhưng thực tế cho thấy báo cáo kiểm toán (BCKT) vẫn có những kẽ hở che mắt nhà đầu tư.

Vậy nhà đầu tư biết tin vào ai, làm thế nào để đánh giá được đúng thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân tại sao chất lượng BCTC đã được kiểm toán vẫn tồn tại quá nhiều vấn đề, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, gây mất niềm tin của thị trường, tác động xấu đến môi trường đầu tư khiến nhà đầu tư nước ngoài đang rút dần vốn khỏi Việt Nam, cả vốn trực tiếp và gián tiếp...là câu hỏi cần lời giải đáp.

2-Các nguyên nhân:

+Từ phía doanh nghiệp lập BCTC:

Yếu tố đầu tiên dẫn đến việc sửa số liệu trên BCTC là do cổ đông lớn đồng thời là người điều hành “lộng quyền” che dấu và bưng bít thông tin. Điều này xuất phát từ tình trạng quản trị công ty yếu kém cộng với hệ thống giám sát lỏng lẻo trong đó vai trò của Ban kiểm soát không đáng kể. Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần có sự “giúp sức” từ kế toán công ty (năng lực yếu và đạo đức chưa cao); thiếu vai trò của kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì trực thuộc Ban điều hành, năng lực kiểm toán nội bộ kém. Các công ty ở dạng này sẽ có thói quen điều chỉnh số liệu BCTC, với tư duy mình làm không ai biết hoặc mình không làm thì người khác cũng làm.

+Từ góc độ kiểm toán:

Có nhiều lí do dẫn đến sai sót trong báo cáo kiểm toán.

-Lý do khách quan có thể dẫn đến từ việc năng lực chuyên môn của một số kiểm toán viên bị giới hạn; Kiểm toán viên không được trang bị kỹ năng phát hiện gian lận; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa cập nhật; Công nghệ yếu kém, chưa ứng dụng hỗ trợ nâng cao năng lực kiểm toán viên; Phương pháp kiểm toán dựa nhiều vào thủ tục, tính xét đoán chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp không cao…

-Ngoài ra, lý do chủ quan có thể bắt nguồn từ gian lận ở cấp lãnh đạo công ty kiểm toán, sức ép quá lớn từ "kinh doanh" và cạnh tranh cùng với yếu kém trong cơ chế quản trị công ty khiến tính độc lập rất thấp, kiểm toán dễ "chiều" theo ý khách hàng. Sức ép quá lớn từ công việc khiến chính các kiểm toán viên không đủ thời gian, nguồn lực để đưa ra xét đoán chuyên môn phù hợp.

-Giá phí kiểm toán ngày càng thấp do cạnh tranh và thiếu lành mạnh của thị trường kiểm toán dẫn đến mức đầu tư cho một cuộc kiểm toán ngày càng thấp.

+Từ góc độ nhà đầu tư

-Thông thường, cổ đông không kiểm soát được vấn đề lựa chọn công ty kiểm toán mà ủy quyền cho HĐQT, HĐQT lại chỉ đạo Giám đốc, và rồi đến kế toán trưởng chọn công ty kiểm toán. Điều này giảm tính độc lập và hiệu lực của kiểm toán.

-Thứ hai, nhận thức của cổ đông và nhà đầu tư chưa cao đối với chất lượng BCTC. Năng lực đọc BCTC của nhà đầu tư chưa cao, ngay cả phân biệt các dạng ý kiến kiểm toán khác nhau cũng chưa rành. Điều này dẫn đến việc lãnh đạo công ty có thể thay đổi số liệu trên báo cáo tài chính để đánh lạc hướng thông tin.

+Từ góc độ hệ thống

-Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện tại chưa hoàn chỉnh, thiếu hụt nhiều chuẩn mực quan trọng, tạo nhiều cơ hội để gian lận báo cáo tài chính. Ví dụ, chưa có chuẩn mực "Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu" dẫn đến dùng ESOP như một công cụ thay đổi lợi nhuận.

-Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số không đủ mạnh, dẫn tới BCTC bị các cổ đông lớn kiểm soát. Chế tài đối với gian lận BCTC quá thấp. Đây cũng là động cơ lớn để gian lận gia tăng.

-Năng lực của các cơ quan tạo lập thị trường bị giới hạn.

-Cơ chế giám sát hoạt động kiểm toán chưa đủ mạnh, mang tính hình thức và thủ tục, có thể tạo sức ép vô hình cho kiểm toán "thủ tục hoá" hoạt động kiểm toán dẫn tới tính xét đoán chuyên môn yếu.

Cơ chế giám sát việc công bố thông tin còn yếu.

+Từ góc độ truyền thông tài chính

-Truyền thông đôi lúc không dám đối mặt với thực tế và sự thật.

- Cần phải có khảo sát và đánh giá toàn diện các vấn đề về chất lượng BCTC, làm căn cứ để đưa ra các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng thông tin tài chính trên thị trường.

OTHER NEWS

Read more

Qua số liệu thống kê về kế hoạch kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp niêm yết đã phần nào cho thấy nền kinh tế sẽ sáng hơn nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua.

Read more