TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1. Một trong những quan điểm cơ bản và quan trọng nhất mà Trump được phần lớn người dân có thu nhập thấp hoặc người thấp nghiệp tại Mỹ ủng họ là muốn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ.

+ Vậy để làm được điều này Trump thực hiện những chính sách sau đây:

- Tăng thuế đánh hàng hóa sản xuất từ các quốc gia chủ yếu như Mexico và Trung quốc nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

- Giảm thuế doanh nghiệp trong nước.

- Hạn chế nhập cư, đặc biệt trục xuất những thành phần nhập cư lao động bất hợp pháp tại Mỹ.

2- Mục tiêu kéo việc làm về cho người Mỹ sẽ vấp phải những hạn chết sau đây:

- Nếu các doanh nghiệp sử dụng nhân công Mỹ và mở nhà máy tại Mỹ thì chi phí tạo ra sản phẩm sẽ khá cao và khó cạnh tranh với các nước đang phát triển như Mexico và Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Việc Mỹ đánh thuế cao các quốc gia khác sẽ làm cho các quốc gia này áp thuế cao trở lại đối với hàng sản xuất từ Mỹ. Và đương nhiên không chỉ có các nước chủ yếu như là Trung Quốc, Mexico bị áp thuế cao, Mỹ cũng buộc phải áp thuế cao với các sản phẩm tiêu dùng từ các nước đang phát triển khác ví dụ như Việt Nam, vì nếu không hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam sẽ tràn vào Mỹ. Các công ty Mỹ thường là công ty mang tính toàn cầu, họ sản xuất không chỉ bán sản phẩm cho người Mỹ mà toàn bộ người tiêu dùng trên thế giới. Khi giá hàng hóa bán ra bởi các sản phẩm của Mỹ cao hơn các nước khác như vậy khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ thấp hơn nhiều các nước khác trên thế giới. Những hàng hóa tiêu dùng đơn giản thì rõ ràng không cạnh tranh được với sản phẩm như của Trung Quốc và Mexico. Còn những hàng hóa cần kỹ thuật và chất lượng cao thì hàng Mỹ lại không cạnh tranh được với Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc bởi các quốc gia phát triển còn lại họ vẫn dùng lợi thế của toàn cầu hóa để giảm giá thành sản phẩm . Ví dụ đơn giản là Samsung dùng nhân côn g tại Việt Nam. Nếu Iphone mà sử dụng phần lớn nhân công Mỹ thì tính cạnh tranh của Iphone sẽ kém đi hơn nhiều so với Samsung.

- Việc hạn chế dân nhập cư cũng làm cho chi phí sản xuất của Mỹ tăng cao. Phần lớn những dân lao động bất hợp pháp là làm việc với mức lương thấp trả tiền mặt, môi trường và điều kiện lao động khắc nghiệt. Nếu người Mỹ làm những công việc như vậy lương phải trả khá cao và doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ theo quy định. Ngay kể cả những ngành cần lao động kỹ thuật cao như công nghệ thông tin thì người Ấn Độ cũng sang Mỹ làm việc rất nhiều để giảm chi phí lao động cho các công ty Mỹ và nhiều lĩnh vực người Mỹ vẫn thiếu hụt lao động trầm trọng cần dân nhập cư.

- Giới doanh nhân tư bản là người tính toán chi phí từng xu. Nên họ luôn có xu hướng cắt giảm chi phí nếu có thể. Thường các công ty mở tại những quốc gia phát triển có chi phí đắt về nhân cộng, các vấn đề thuế má, môi trường… thì buộc họ sẽ áp dụng công nghệ vào sản xuất. Và việc đó sẽ không làm tăng thêm việc tuyển dụng nhiều nhân công. Khi mở nhà máy tại các nước nghèo thì chi phí sử dụng lao động đơn giản sẽ tiết kiệm hơn so với áp dụng công nghệ cao nên họ thuê nhiều lao động. Nhưng ngược lại tại Mỹ thì họ sẽ thích sử dụng robot hơn là tuyển dụng người.

- Nhiệm kỳ của Trump cũng chỉ 4 năm. Nên việc quyết định mở một nhà máy tại Mỹ hay tại nước ngoài sẽ buộc các doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng. Họ không dại gì quyết định mang nhà máy về Mỹ luôn vì điều này quá rủi ro. Chi phí xây dựng triển khai một nhà máy rất tốn kém. Có chăng những chính sách hiện tại của Mỹ có thể làm chậm tiến độ của một số công ty muốn chuyển nhà máy từ Mỹ sang các nước thứ ba hoặc hỗ trợ thêm một số nhà máy tại Mỹ nhưng có chí nhánh toàn cầu mở rộng tuyển dụng hơn tại chi nhánh ở Mỹ và tuyển dụng ít hơn tại các công ty trực thuộc tại nước ngoài.

- Việc các sản phẩm đều tăng giá tại Mỹ. Các sản phẩm trong nước sản xuất ra thì chi phí cao, các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế thì giá cũng cao. Sẽ đẩy chi phí tại Mỹ tăng cao và người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, mua sắm. Điều này lại hạn chế phát triển sản xuất trong nước.

- Khi mở nhà máy tại các nước nghèo thì chi phí sử dụng lao động đơn giản sẽ tiết kiệm hơn so với áp dụng công nghệ cao nên họ thuê nhiều lao động. Nhưng ngược lại tại Mỹ thì họ sẽ thích sử dụng robot hơn là tuyển dụng người. Càng ngày càng tự động hóa, tin học hóa quá nhanh, những công việc tay chân bình thường sẽ giảm bớt dần và những người không có trình độ kỹ thuật sẽ bị mất job, ở ngoài rìa thị trường lao động ! Ngay cả những jobs chuyên môn như bác sĩ, phiên dịch, viết báo, ... cũng bị các robots cạnh tranh !

- Chính sách thuế giảm của Trump dự kiến làm tốn kém 9.500 tỷ USD cho ngân sách liên bang, trong khi chính sách của bà Clinton thì dự kiến mang lại thu thêm cho liên bang 200-500 triệu USD. Trong khi đó Trump còn tăng cường mạnh chi phí quốc phòng, chi phí cho an ninh trong nước để tìm kiếm và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tăng chi phí chống khủng bố trong nước và quốc tế. Chi phí cho xây dựng bức tường ngăn giữa Mỹ và Mexico. Trong khi việc mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chưa rõ ràng. Không rõ Trump sẽ lấy nguồn bù đắp từ đâu.

OTHER NEWS

MR.DOOM BÌNH : TẤM HUÂN CHƯƠNG NÀO CŨNG CÓ MẶT TRÁI CHO NÊN MỚI CÓ CÂU ” NHƯỢC ĐIỂM CHÍNH LÀ SỰ KÉO DÀI QUÁ LỐ CỦA ƯU ĐIỂM” (MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG DỰA TRÊN XUẤT KHẨU” CỦA NHÓM NƯỚC CÔNG NGHIỆP MỚI/NICs ĐANG CHỨNG MINH CHO SỰ THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH “HÓA RỒNG” […]

Read more
Read more