TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Trên khắp thế giới, giới chuyên gia nói rằng các quốc gia dân chủ đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong nhiều năm khi người dân đang dần mất lòng tin vào chính quyền và thất vọng với giới tinh hoa chính trị.

Từ sự kiện Brexit đến cuộc bầu cử ở Mỹ, những hoạt động dân chủ bị ảnh hưởng bởi chia rẽ chính trị, đem lại những chiến thắng không thuyết phục, và dẫn đến việc kết quả gây ra nhiều tranh cãi.

"Danh tiếng của các nền dân chủ lớn nhất thế giới đang bị vấy bẩn", Arch Puddington, nhà nghiên cứu chế độ Dân chủ tại Freedom House, nói với CNN.

Có lẽ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những hỗn loạn chính trị trong những năm gần đây là do người dân khinh thường phiên bản dân chủ đề ra bởi các nhà lãnh đạo thể chế phương Tây. Bị những đảng chính trị dòng chính bỏ qua và chán ghét cảnh kinh tế trì trệ, thậm chí trong một số trường hợp, sợ hãi ảnh hưởng của nhập cư, cử tri “xả giận” vào các cuộc bầu cử.

Cú sốc đầu tiên là vào tháng 6 năm ngoái khi người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu EU. 5 tháng sau đó, Mỹ làm cả thế giới choáng váng khi chọn ông Donald Trump làm tổng thống. Nhưng nếu Brexit và Trump xoay hướng chính trường theo chủ nghĩa dân túy, ông Puddington tin rằng gốc rễ vấn đề nằm ở cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Chính việc EU không đủ khả năng tự kéo mình ra khỏi “hố” kinh tế và thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng di cư đã đóng góp cho sự trỗi dậy của các đảng chống thể chế trên khắp lục địa. Ông Puddington cho rằng những vấn đề này không có câu trả lời duy nhất. Tại một số quốc gia, câu trả lời chính là các chính trị gia cực hữu.

Tại Pháp, bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Tổ quốc, đang lên kế hoạch tập trung vào quan điểm chống EU, chống nhập cư trong cuộc đua giành ghế tổng thống Pháp. Bà hy vọng sẽ kêu gọi được những người tin rằng họ bị bỏ lại phía sau trong tiến trình toàn cầu hóa.

Nếu thắng cử, bà Le Pen hứa sẽ hạn chế nhập cư, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Pháp rời EU, và bảo vệ Pháp khỏi xu hướng "chủ nghĩa đa văn hóa Anglo-Saxon" và chủ nghĩa tự do chính trị, mặc dù bà sẽ phải đối mặt với những rào cản lớn của nghị viện và hiến pháp. Dù kế hoạch này tốt hay xấu, ít nhất bà cũng lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử, và có cơ hội chiến thắng.

Kết quả vòng 1 bầu cử Pháp diễn ra ngày 23/4 bác bỏ hoàn toàn nền chính trị truyền thống ở Pháp. Đây là lần đầu tiên ứng viên của 2 đảng chính trị lớn cánh tả và cánh hữu nước này không được vào vòng 2, kể từ khi nền cộng hòa thứ V được thành lập năm 1958.

 “Làn sóng chống thể chế đang lan khắp châu Âu”, Sophie Gaston, Giám đốc Dự án Quốc tế và Các Vấn đề Đối ngoại tại Demos, nói với CNN. “Vì vậy có mối liên hệ giữa nhập cư và chủ nghĩa dân túy cực hữu”, ông nhận xét.

Không chỉ ở Pháp, tại Ba Lan, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, người dân cũng ủng hộ chính phủ dân túy, những người ngày càng trở nên độc tài trong những năm gần đây.

Sau sự kiện Brexit hay bầu cử Mỹ, các quốc gia bị chia rẽ rõ rệt. Trong cuộc trưng cầu dân ý để Anh rời EU, phe bầu rời đi chiến thắng chỉ với 52%. Kết quả không thuyết phục này dẫn đến việc người dân biểu tình phản đối và quốc hội nước này phải thương lượng nội bộ dài hạn. Cuối cùng, thủ tướng Anh khi đó là ông David Cameron phải xin từ chức vì không thể thuyết phục được nước này ở lại EU.

Tương tự, ở Mỹ ông Trump kém bà Hillary Clinton hơn 2,9 triệu phiếu phổ thông nhưng lại thắng ở vòng phiếu bầu đại cử tri. Vì vậy, người Mỹ cũng không chấp nhận kết quả này và nhiều cuộc biểu tình cũng từng nổ ra để phản đối. Hay tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng chỉ giành được chiến thắng rất sít sao 51%, kém hơn nhiều dự đoán của ông.

Cả 3 sự kiện trên đều khiến dân chúng giận dữ, kêu gọi chính quyền hủy kết quả và đổ tội cho “tin giả mạo”, các hành động không trung thực và chơi xấu.

OTHER NEWS

Chứng khoán Trung Quốc ngày 14/9 tiếp tục có phiên giảm mạnh, khiến chỉ số Shanghai Composite Index xuống sát ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 3.000 điểm, khi giới đầu tư vẫn lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa giảm 110,44 […]

Read more

1-Ngày mai (thứ Ba/01/9/2015) , các chỉ số quan trọng hàng tháng về sản lượng đầu ra ở ngành sản xuất của nước này sẽ được công bố. 2-Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sẽ là một chỉ dấu nữa cho thấy liệu nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này có vẫn […]

Read more