TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: Kẻ thất bại trong cuộc chơi này chắc chắn sẽ là những nước nghèo, sống dựa vào các hoạt động sản xuất truyền thống & mô hình gia đình trị.

30 phút lái xe sâu vào sa mạc khô cằn bên ngoài Korla, thuộc khu vực Tân Cương, Trung Quốc là nơi đặt một nhà máy dệt may thuộc sở hữu của tập đoàn Jinsheng. Bên trong khu tổ hợp trị giá 16 tỷ tệ, tương đương 2,4 tỷ USD là hàng loạt các nhà xưởng được bao quanh bởi những bãi cỏ nhân tạo. Nguyên liệu sản xuất khiến người xem cảm thấy choáng ngợp. Tuy nhiên, hầu như không có công nhân trong nhà máy.

Thi thoảng, người ta nhìn thấy một vài kỹ sư người Đức đi lang thang trong nhà máy, đảm bảo các thiết bị vận hành trơn tru với hiệu quả cao nhất. Những gì diễn ra trong nhà máy của Jinsheng chính là tương lai của ngành công nghiệp giúp hàng triệu người châu Á thoát khỏi đói nghèo.

Nhà máy của Jinsheng nằm trên khoảng diện tích lớn gấp 5 lần diện tích mặt sàn của tòa nhà Empire lừng danh. Tuy nhiên, ở đây chỉ có vài trăm công nhân làm việc mỗi ca. Pan Xueping, Chủ tịch kiêm CEO của Jinsheng, cho biết: “Dệt may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, thay vì chuyển các nhà máy tới những khu vực có nhân công giá rẻ, những nhà máy dệt thế hệ mới có thể tự động hóa và không cần sự hiện diện của con người”.

2-Cơn ác mộng của những nước nghèo

Nhà máy ở Tân Cương đã chứng minh cho những gì Xueping nói. Tuy nhiên, những nhà máy tự động hóa có thể tàn phá những quốc gia nghèo nhất châu Á. Sản xuất quần áo giá rẻ từng là nấc thang đầu tiên trong mô hình kinh tế châu Á, vốn đã giúp Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác thoát khỏi đói nghèo sau Thế chiến II.

Trong nhiều thập kỷ, quá trình này hình thành nên một mô hình quen thuộc, khi các nước phát triển hơn tiến vào những ngành công nghiệp phừc tạp như điện tử, Internet, dịch vụ tài chính, các nước nghèo hơn lại thế chân họ trong ngành dệt may bằng việc cung cấp lao động giá rẻ và làm việc theo phương thức truyền thống. Hàng hóa được tạo ra bởi lao động giá rẻ có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong khi người lao động có thêm lựa chọn mưu sinh ngoài nông nghiệp.

Lúc này, Bangladesh, Campuchia và Myanmar đang bước trên bậc thang đầu tiên. Tuy nhiên, tự động hóa đang đe dọa bước tiến của họ. Thay vì mở các nhà máy ở những nước có nhân công giá rẻ, các công ty Trung Quốc đầu tư vào tự động hóa để mở ra các nhà máy ngay tại quê nhà. Cai Fang, một nhà phân tích nhân khẩu học tại Bắc Kinh, nhấn mạnh: “Cánh cửa đang ngày càng hẹp hơn với những nước đi sau. Họ sẽ không bao giờ có những cơ hội mà Trung Quốc có được trong quá khứ bởi tự động hóa làm đảo lộn mọi thứ”.

Đáng quan ngại, sự chuyển đổi từ lao động truyền thống sang tự động hóa sẽ diễn ra rất nhanh. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính việc thay thế hàng loạt công nhân tay nghề thấp bằng robot sẽ diễn ra trong 2 năm. Cùng với sự phát triển này, 80% công nhân làm việc trong lĩnh vực dệt may ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc do tự động hóa. Kết quả của nó có thể là sự bất ổn sâu sắc trong xã hội.

3-Nước đến chân chưa nhảy

Thời gian gần đây, robot thậm chí còn có thể thay thế con người trong nhiều ngành phức tạp như sản xuất ô tô hoặc động cơ máy bay phản lực. Tuy nhiên, ngành may mặc lại đòi hỏi sự khéo léo của những ngón tay con người. Hiện tại, robot chưa thay thế được công nhân trong khi các ông lớn cũng không mặn mà phát triển công nghệ tinh vi cho một ngành với lợi nhuận thấp như may mặc.

Chính điều này dẫn tới sự tự mãn trong một bộ phận ngành công nghiệp dệt. Phát biểu tại Hội chợ Thương mại ngành dệt may tại Quảng Châu, Trung Quốc hồi tháng 5, Sahil Dhamija, lãnh đạo một nhà máy chuyên sản xuất khăn và ga trải giường xuất khẩu của Ấn Độ, cho rằng: “Máy móc chưa thể thay thế con người trong việc làm ra các sản phẩm thủ công”.

Dhamija nói không sai nhưng chưa hẳn đã đúng. Tại Atlanta, Mỹ, một nhóm giáo sư kỹ thuật và tự động hóa đã thành lập công ty khởi nghiệp SoftWear Automation năm 2007 với nhiệm vụ phát minh ra những cỗ máy có thể làm những việc không tưởng. Chẳng hạn, máy móc có thể xác định độ mềm của vải hay xác định vị trí cần cắt và khâu. Sau 7 năm phát triển với khoản trợ cấp ít ỏi 1,75 triệu USD, sản phẩm đầu tiên của SoftWear Automation là Sewbot đã được thử nghiệm.

Dù khởi đầu khó khăn nhưng năm 2015, công ty này đã bán được sản phẩm đầu tiên cho khách hàng ở Mỹ. Năm ngoái, doanh thu của công ty tăng tới 1.000% và theo kế hoạch, mức tăng trưởng tương tự cũng sẽ được duy trì trong năm nay. Bước đột phá của quá trình này chính là khả năng vượt trội của robot, cho phép nó quan sát, cắt và may quần áo thông qua những thao tác phức tạp.

Hiện tại, Sewbot có thể sản xuất được khăn, đệm và gối, vốn đòi hỏi nhiều hơn 10 công đoạn để tạo ra thành phẩm. Công ty đang tiếp tục phát triển những cỗ máy có thể tạo ra áo phông trước khi sản xuất những sản phẩm phức tạp hơn như quần jean và áo sơ mi. Theo đại diện của công ty, mục tiêu cuối cùng là tự động hóa từ khâu nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm đầu ra.

4-Cuộc chơi không công bằng

Khi tự động hóa gia tăng, không chỉ châu Á mà cả thế giới đều sẽ thấy quỹ đạo công nghiệp bị ảnh hưởng. Khi chi phí lao động không còn là yếu tố chính của quy trình sản xuất, chẳng có lý do gì mà người ta phải chuyển công ty tới các nước đang hoặc chậm phát triển. Quần áo, giày dép có thể lại được sản xuất ở Bắc Mỹ hay châu Âu, những nơi mà chi phí lao động quá cao từng khiến quá trình này trở nên bất khả thi.

Trên thực tế, quá trình này đã bắt đầu diễn ra. Tập đoàn sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức đã chuyển một số mẫu giày về sản xuất tại nhà máy tự động hóa tốc độ cao ở quê nhà Ansbach, dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Trong tháng 5, Tập đoàn công nghệ Ruyi Sơn Đông của Trung Quốc, công ty sở hữu các thương hiệu cao cấp như Sandro và Maje, đã tuyên bố đầu tư nhà máy trị giá 410 triệu USD ở Thành phố Forrest, Arkansas, Mỹ.

Frederic Neumann, chuyên gia cấp cao của HSBC Holdings tại Hồng Kông, nhận định: “Tự động hóa, về cơ bản, làm cân bằng lại cuộc chơi. Cả thế giới sẽ bị kéo vào một trò chơi chiến lược khổng lồ, khi mỗi nước đều tìm cách lôi kéo các ngành công nghiệp về mình”.

OTHER NEWS

1-Đặc biệt, lượng hàng bán ra trong kỳ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng quy mô hàng tồn kho của PDR. Cuối quý II/2015, tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản của Công ty là 5.589,368 tỷ đồng, bao gồm giá trị số dư 4 dự án là The EverRich 2 (gần […]

Read more

PS: BIỂU HIỆN ĐẦU TIÊN CỦA TU DUY LÔ-GIC LÀ: HOÀI NGHI! Trở thành công xưởng của thế giới, thoạt nghe thì khấp khởi mừng vui, nhưng nhìn vào thực tế thì thấy rằng, nguy cơ chúng ta chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là […]

Read more