PS: KHÔNG BIẾT GỖ MẮC-CA CÓ “SIÊU LỢI NHUẬN” NHƯ THẾ NÀY KHÔNG : “Sau đó bán cây cao su lấy gỗ, nếu tính 350.000 đồng/cây thì 1 héc-ta cao su cho thu hoạch 180 triệu đồng, đã đủ lấy lại vốn đầu tư”- Nguyễn Đình Trạc, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG)
1-Ông Đức nói với các quỹ đầu tư, những người cũng chia sẻ tinh thần lạc quan cùng ông trong việc cấp vốn cho các kế hoạch trồng cao su tham vọng của Hoàng Anh Gia Lai: “Năm 2012, chúng tôi sẽ trồng xong 51.000 hecta cao su như kế hoạch và tiếp tục phát triển thêm 50.000 hecta cao su nữa kể từ năm 2013. Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị xong quỹ đất”.
Tuyên bố của ông chủ Tập đoàn trồng cao su lớn nhất Việt Nam rất hợp lý ở thời điểm hiện tại khi mà giá cao su luôn duy trì ở mức cao từ năm 2006 đến nay, bất chấp các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế: Ông Đức tính một bài toán đơn giản cho thấy mức siêu lợi nhuận của dự án trồng cao su: “Sau khi 51.000 héc-ta cao su cho mủ, mỗi năm HAGL có thể thu hoạch 127.500 tấn mủ khô xuất khẩu mang lại doanh số khoảng 382,5 triệu USD”.
2-Không chỉ có ông Đức, các doanh nhân khác cũng chia sẻ một tinh thần lạc quan cao độ về siêu lợi nhuận của việc trồng cao su. Bài báo “Cao su trồng dễ, tiền nhiều” cho biết ông Nguyễn Đình Trạc, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) tính toán:
-Ông Trạc cho biết, do trồng cao su là siêu lợi nhuận nên DLG đã xin 8.300 héc-ta đất ở Gia Lai Kontum để trồng cao su. DLG trồng trước 5.000 héc-ta đất liền thửa, là nguồn để tạo doanh thu cho công ty trong trung hạn.
-Vốn đầu tư trồng cao su vào khoảng 130 triệu đồng/héc-ta, trồng 6 năm khai thác 25 năm, sau đó bán cây cao su lấy gỗ, nếu tính 350.000 đồng/cây thì 1 héc-ta cao su cho thu hoạch 180 triệu đồng, đã đủ lấy lại vốn đầu tư;
-Nếu tính trung bình 1 héc-ta cao su cho thu hoạch 2 tấn mủ/năm, tương đương 2.500 tỷ đồng/năm.