TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ lớn nhất người dân được Viện Gallup khảo sát nói “không ưa” nước Mỹ, trang 24/7 Wall Street giới thiệu

10. Slovenia

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 54%
GDP bình quân đầu người: 29.658 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 9,8%
Tuổi thọ trung bình: 80,3 tuổi


Quá nửa số người Slovenia tham gia cuộc khảo sát do Viện Gallup của Mỹ thực hiện năm 2014 trong khuôn khổ dự án US-Global Leadership nói họ không ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy Slovenia là một thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), Nam Tư cũ (một phần là Slovenia hiện nay) trước đây có quan hệ ngoại giao gần gũi với Liên Xô nên nhiều người dân Slovenia còn chưa quên căng thẳng Đông-Tây thời chiến tranh lạnh.

9. Tajikistan

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 54%
GDP bình quân đầu người: 2.536 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: N/A
Tuổi thọ trung bình: 67,4 tuổi


Trong số 135 quốc gia được Gallup khảo sát, Tajikistan đứng thứ 9 về mức độ “ghét” Mỹ. Tỷ lệ không ủng hộ của người dân nước này đối với sự lãnh đạo của Mỹ đã tăng từ 39% vào năm 2013 lên 54% vào năm 2014. Trong khi đó, có tới 93% người Tajikistan được khảo sát ủng hộ sự lãnh đạo của Nga. Nước này là một trong những nước Liên Xô cũ nghèo nhất, với nền kinh tế yếu kém, nạn tham nhũng tràn lan, thiếu điện...

8. Áo

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 55%
GDP bình quân đầu người: 45.789 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 5%
Tuổi thọ trung bình: 80,9 tuổi


Tỷ lệ người dân Áo được khảo sát không ủng hộ Mỹ đã tăng thêm 9 điểm phần trăm so với năm 2013 lên mức 55% trong năm 2014. Giới chức Mỹ từ lâu chỉ trích Áo vì tiếp tục có hoạt động giao dịch với Iran và Triều Tiên. Không ưa Mỹ, Áo cũng là một trong 10 quốc gia ít ủng hộ sự lãnh đạo của Trung Quốc nhất, với 70% người Áo được khảo sát nói họ phản đối sự lãnh đạo của Trung Quốc.

Điểm khác biệt của Áo so với nhiều quốc gia khác trong danh sách này là nước này không phải là một nước Liên Xô cũ, cũng không phải là một quốc gia Hồi giáo.

7. Ai Cập

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 58%
GDP bình quân đầu người: 10.877 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 13,4%
Tuổi thọ trung bình: 71,1 tuổi


Cả Mỹ và Ai Cập đều là thành viên của các tổ chức Liên hiệp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hai nước cũng là đối tác thương mại của nhau trong nhiều năm, chưa kể Ai Cập là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tuy vậy, 58% người Ai Cập - quốc gia đông dân nhất thế giới Hồi giáo - được hỏi phản đối sự lãnh đạo của nước Mỹ.  Mối quan hệ của Mỹ với Tổng thống mới đắc cử của Ai Cập là Abdel Fattah Al Sisi hiện vẫn chưa được “xuôi chèo mát mái”.

6. Iran

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 61%
GDP bình quân đầu người: 16.881 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 11,2%
Tuổi thọ trung bình: 74,1 tuổi

Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran vốn đã không thân thiện suốt nhiều năm. Năm 1953, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giúp lật đổ Thủ tướng Iran khi đó là Mohammed Mossadegh nhằm ngăn nước này ủng hộ Liên Xô. Năm 1979, các nhà cách mạng Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, giữ 66 người Mỹ làm con tin trong 444 ngày.

Gần đây hơn, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây áp lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Iran nhằm ngăn nước này phát triển vũ khí hạt nhân.

5. Pakistan

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 65%
GDP bình quân đầu người: 4.574 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 6,2%
Tuổi thọ trung bình: 66,6 tuổi


Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Pakistan đã nhận hơn 4 tỷ USD vốn viện trợ dân sự từ Mỹ trong thời gian 2009-2013, bênh cạnh khoảng 13 tỷ USD viện trợ quân sự từ nước này trong 13 năm qua. Tuy vậy, chính sự hiện diện của Mỹ ở Pakistan lại là vấn đề.

Mỹ chú trọng hoạt động ở Pakistan sau vụ khủng bố 11/9 và tiếp tục duy trì hiện diện mạnh ở nước này để chống khủng bố. Trùm khủng bố Osama bin Laden trước kia ẩn náu ở Pakistan, và chiến dịch tìm diệt bin Laden có thể chính là lý do nhiều người Pakistan không ưa Mỹ.

4. Lebanon


Tỷ lệ phản đối Mỹ: 66%
GDP bình quân đầu người: 16.430 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: N/A
Tuổi thọ trung bình: 80,1 tuổi

Vào năm 2013, có tới 71% người Lebanon được khảo sát nói phản đối sự lãnh đạo của Mỹ. Năm 2014, tỷ lệ này giảm nhẹ còn 66%. Là một quốc gia với 54% dân số theo đạo Hồi và 41% theo đạo Công giáo, đa số người dân nước này phản đối sự lãnh đạo của cả Mỹ, châu Âu và Đức trong cuộc khảo sát năm 2014.

Trong tương lai, tỷ lệ ủng hộ Mỹ ở Lebanon có thể giảm do một số nghị sỹ Mỹ đang đặt câu hỏi về việc tiếp tục cấp ngân sách cho các sáng kiến do Mỹ tài trợ ở nước này. Từ tài khóa 2012, Quốc hội Mỹ đã ra điều kiện về viện trợ hàng năm cho Lebanon.

3. Belarus

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 69%
GDP bình quân đầu người: 17.623 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 0,51%
Tuổi thọ trung bình: 72,5 tuổi


Cũng giống như ở một số nước Liên Xô cũ khác, nhiều người dân Belarus vẫn giữ tư tưởng không ưa Mỹ từ thời chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, việc Mỹ ủng hộ Ukraine sau khi Nga sáp nhập Crimea có thể càng làm gia tăng tư tưởng này. Trong khi đó, người Belarus vẫn thân thiện với Nga, với khoảng 46% số người được khảo sát nói ủng hộ sự lãnh đạo của Nga, tăng so với 46% vào năm 2013.

2. Palestine

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 72%
GDP bình quân đầu người: N/A
Tỷ lệ thất nghiệp: N/A
Tuổi thọ trung bình: N/A

Tỷ lệ 72% người Palestine được khảo sát trong năm 2014 nói “ghét” Mỹ đã giảm so với tỷ lệ 80% vào năm 2013. Chính phủ Mỹ đã tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc khủng hoảng Palestine-Israel. Tuy nhiên, người dân Palestin vẫn cho rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ Israel bất chấp Israel tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ Palestine.

1. Nga

Tỷ lệ phản đối Mỹ: 82%
GDP bình quân đầu người: 24.298 USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,5%
Tuổi thọ trung bình: 71,1 tuổi


Không một quốc gia nào khác “ghét” Mỹ mạnh như Nga, với 82% số người Nga được khảo sát nói phản đối vai trò lãnh đạo của Mỹ. Tỷ lệ này cũng là tỷ lệ “ghét” Mỹ cao nhất ở Nga trong lịch sử cuộc thăm dò của Gallup. Ảnh hưởng từ thời chiến tranhh lạnh, cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, cuộc xung đột Nga-Georgia, và gần đây nhất là khủng hoảng ở Ukraine được cho là những lý do khiến người dân Nga không ưa Mỹ.


OTHER NEWS

Read more

Câu trả lời đơn giản là chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.

Read more