Ví dụ:
A-Một gia đình Việt Nam (4 người ) đi ăn tối bên ngoài chỉ tốn chừng 500.000 đồng trong khi nếu gia đình người Mỹ đi ăn như thế phải tốn cả trăm đô la;
B -Tương tự, khi đi hớt tóc chúng ta chỉ trả chừng hai, ba chục ngàn đồng so với dân Nhật Bản phải trả đến vài chục đô la.
2- Lý do chủ yếu là bởi tiền công lao động ở nước ta còn quá thấp nên giá thành nhiều sản phẩm và nhất là dịch vụ cần nhiều công lao động vẫn còn tương đối thấp.
3- Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý đang diễn ra là chênh lệch sức mua tương đương này ngày càng giảm. Chúng ta đang phải trả những khoản tiền ngày càng nhiều hơn cho cùng sản phẩm hay dịch vụ đó, không những vì lạm phát mà còn vì tỷ giá nữa.
Ví dụ:
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2012, GDP trên đầu người ở Việt Nam là 1.596 đô la Mỹ, tăng 2,2 lần so với năm 2006 ,còn nếu tính theo sức mua ngang giá (PPP), quy đổi ra đô la Mỹ giá hiện tại thì GDP đầu người sẽ là 3.635 đô la vào năm 2012, chỉ tăng 1,5 lần so với năm 2006
PS: Vì cả hai chỉ tiêu này đều được đo bằng đô la Mỹ danh nghĩa (giá hiện tại) hoặc đô la Mỹ theo PPP nên đều có thể dùng để so sánh mức thu nhập đầu người của Việt Nam với quốc tế.