TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: LƯU Ý: NỘI DUNG CỦA TPP CÒN ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN!

1-Đàm phán TPP cấp bộ trưởng:

Trong nhiều tháng, các nhà đám phán TPP của Mỹ và của các thành viên khác đã chờ Nghị viện Mỹ thông qua TPA cho Tổng thống Obama. Lý do rất đơn giản, nếu được ký thành luật, dự luật có tên H.R. 2146 này sẽ cho phép ông Obama quyền đệ trình các thỏa thuận thương mại lên Nghị viện, khi đó các nghị sĩ chỉ có quyền đồng ý hay không đồng ý chứ không được sửa đổi nội dung.

Mặc dù TPA đã được thông qua nhưng Tổng thống Obama vẫn chưa ký thành luật vì còn chờ Hạ viện phê chuẩn chương trình hỗ trợ lao động (TAA). Theo phát ngôn viên của Nhà Trắng, ông Obama sẽ không ký TPA nếu không có TAA.

Với việc TPA đã được thông qua, các nhà đàm phán TPP sẽ quay lại tập trung giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trước đó. Kế hoạch mới nhất là việc các bộ trưởng thương mại sẽ tập hợp tại một địa điểm bí mật ở Mỹ vào khoảng giữa tháng 7/2015 cho một cuộc đàm phán kéo dài trong 1 tuần.

2-Những vấn đề còn tồn tại:

Các vấn đề liên quan đến hàng rào thuế quan và các ngành công nghiệp nhạy cảm có liên đới với chính trị là những cản trở lớn nhất còn lại trong đàm phán TPP.

Mỹ và Nhật Bản đã dành tới 18 tháng để đàm phán về việc liệu sẽ có bao nhiêu thuế quan được giảm cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ linh kiện ô tô đến thịt bò và gạo. Những nhà đàm phán cho biết họ sắp đạt được một thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, một số thành viên khác vẫn chưa thỏa mãn với nhiều vấn đề. Canada hiện vẫn chưa đưa một số lĩnh vực nhạy cảm, như ngành sữa, vào cuộc đàm phán này.

Một khó khăn nữa là vấn đề sở hữu trí tuệ cũng như tác động của nó đến ngành dược phẩm. Tại nhiều nước, bản quyền dược phẩm chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ được các công ty khác khai thác. Các nước hiện đang tranh cãi về thời gian bảo hộ bởi thời gian bản quyền dài sẽ hạn chế khả năng mua thuốc của người dân nhưng nếu quá ngắn sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất dược.

Ngoài ra, vấn đề về loại doanh nghiệp quốc doanh nào phải tuân theo những quy định gì, hoặc được miễn trừ, tại một số quốc gia cũng đang là điều mà các nhà đàm phán TPP phải hoàn tất.

Một tin tức tốt là những vấn đề khó khăn nhất trong đàm phán TPP không có nhiều thay đổi suốt 18 tháng qua và tất cả mọi người đều hiểu các thỏa thuận sẽ đạt được trong khoảng nào. Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb đã tuyên bố rằng các nhà đàm phán chỉ cần 1 tuần thương thảo để có thể hoàn tất hiệp định này.

3-Cuộc chiến tại Nghị viện:

Ngay cả khi các bộ trưởng thương mại tuyên bố hoàn tất đàm phán TPP vào tháng tới, hiệp định này vẫn cần phải được nghị viện hoặc quốc hội của các nước thành viên thông qua.

Theo luật, chính phủ Mỹ sẽ phải công bố công khai các điều khoản của TPP 60 ngày trước khi Nghị viện bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Obama có thể ký hiệp định này trở thành luật.

 Mục tiêu của Nhà Trắng hiện nay là thúc đẩy để TPP được Nghị viện phê duyệt trước khi kết thúc năm 2015 và trước khi các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 bắt đầu nóng lên. Với sự chậm trễ gần đây của Nghị viện về TPA, một số quan chức Mỹ đánh giá đây là một mục tiêu đầy “tham vọng.” Trong khi đó, các chuyên gia về môi trường, công đoàn lao động và những nhóm hoạt động xã hội khác đang tăng tốc cho việc chống lại TPP.

4-Mở rộng TPP:

-Hiện nay, 12 quốc gia đang tham gia đàm phán hiệp định TPP, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

- Một số nền kinh tế khác như Colombia, Hàn Quốc và Đài Loan cũng đã bày tỏ sự quan tâm tham gia hiệp định kinh tế này. Mới đây, Philippin đã chính thức tuyên bố muốn gia nhập TPP.

-Ngoài ra, thành viên tiềm năng lớn nhất tại Châu Á có khả năng gia nhập TPP là Trung Quốc. Sau những tuyên bố đầy nghi hoặc của chính quyền Bắc Kinh, nước này đã bắt đầu có quan điểm mềm mỏng hơn về TPP.

OTHER NEWS

PS: CHUẨN: CHỈ LÀ YẾU TỐ “CỘNG HƯỞNG” NGẮN HẠN MÀ THÔI! 1-Việc hạ giá Nhân dân tệ thay vì đem lại lợi ích cho chính người dân Trung Quốc lại có thể chỉ khiến các tập đoàn quốc tế thu được nhiều lợi nhuận hơn. 2-Rõ ràng, hạ giá đồng tiền không phải là […]

Read more
Read more