TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1. Quốc gia mới nhất không thể hoàn trả khoản nợ cho Quỹ tiền quốc tế (IMF) vì lý do kỹ thuật là Zimbabwe vào năm 2001. Tính đến cuối tháng 5 vừa qua, nước này vẫn nợ IMF 112 triệu USD cả tiền gốc và lãi.

 

2. Không trả nợ đúng hạn cho IMF có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy Lạp sẽ ngay lập tức mất khả năng tiếp cận nguồn vốn của IMF. Tồi tệ hơn, nếu vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, Hy Lạp sẽ mất quyền biểu quyết về thậm chí bị “đá” ra khỏi IMF.

 

3. Hạn chót dành cho Hy Lạp là 6h chiều ngày 30/6 (cho phép muộn hơn một ít phút) theo giờ Washington (11h tối theo giờ London và là 1h sáng 1/7 theo giờ Athens).

 

4. Một số chuyên gia phân tích lập luận rằng vì IMF sử dụng thuật ngữ “rơi vào tình trạng khất nợ” cho các thành viên không trả được nợ, Hy Lạp chưa vỡ nợ. Tuy nhiên, sự thực là các quan chức IMF coi thuật ngữ nói trên tương đương với vỡ nợ.

 

5. Khoản nợ 1,8 tỷ USD của Hy Lạp là lớn nhất từ trước đến nay và Hy Lạp cũng là con nợ lớn nhất của IMF. Tổng cộng Hy Lạp còn nợ IMF 39 tỷ USD (chỉ tính riêng gốc). 6 tháng cuối năm Hy Lạp còn phải trả 5,5 tỷ USD.

 

6. IMF không đàm phán lại về lịch trình trả nợ với các nước thành viên. Chính sách này đã có từ khi IMF ra đời. Khi Hy Lạp đưa ra chủ đề thay đổi lịch trình hồi tháng 4, Giám đốc Lagarde đã từ chối.

“Đã 30 năm nay IMF không hoãn thời hạn trả nợ cho bất kỳ nước nào”, bà đã nói như vậy trước báo giới.

7. Tuy nhiên trong luật lệ của IMF vẫn có Điều luật thỏa thuận, trong đó cho phép các nước thành viên hoãn trả nợ.

Điều 5, khoản 7 của Luật này quy định theo yêu cầu của thành viên IMF có thể hoãn thời hạn trả nợ cho thành viên đó, nhưng không vượt quá tối đa là 5 năm, trừ khi quỹ có quyết định riêng và quyết định đó phải có được 70% số phiếu ủng hộ.

Tuy nhiên, vấn đề của Hy Lạp nằm ở chỗ nước này đã được gia hạn thêm 5 năm từ năm 1982. Khi đó cả Guyana và Nicaragua cũng được gia hạn. Thậm chí điều khoản 70% số phiếu chưa từng được sử dụng.

8. IMF cũng đã sử dụng một số ưu đãi cho Hy Lạp. Khoản nợ 1,8 tỷ USD vừa đáo hạn là kết quả của “thủ đoạn nhồi nhét” tất cả các thời hạn trả nợ vào cuối tháng 6. Chiến thuật này từng được Zambia áp dụng trong những năm 1980.

 

9. Tuy nhiên một số nước đang phát triển cho rằng IMF đã dành cho Hy Lạp quá nhiều ưu đãi bằng cách cho phép Hy Lạp nợ nhiều hơn so với các nước ở ngoài eurozone.

Đây là điều khá quan trọng. Quỹ này đang nỗ lực làm hài lòng các thành viên như Brazil và Trung Quốc. Năm 2010 IMF đã thất bại trong nỗ lực cải cách quy trình bỏ phiếu nhằm trao cho Brazil và Trung Quốc nhiều quyền hơn. Tuy nhiên nỗ lực cải cách này bị mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ.

Bất kỳ ưu đãi nào dành cho Hy Lạp chắc chắn sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi giận dữ. Sự kiện này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của IMF.

OTHER NEWS