TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: NẾU GS MÀ ….BÓI TẦM BẬY LẦN NÀY NỮA THÌ NÊN TRẢ LẠI GIẢI NOBEL KINH TẾ NHÉ! HIHI….

Đã đến lúc để đặt một dấu chấm hết cho điều không tưởng này. Nếu không Hy Lạp sẽ phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng vô tận, và một sự suy thoái không có dấu hiệu kết thúc

Tác giả của bài viết này là Paul Krugman - nhà kinh tế học nổi tiếng đã đạt giải Nobel và hiện là cây bút xuất sắc của tờ New York Times. Ông là người lớn tiếng bảo vệ quan điểm chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà châu Âu đã áp dụng.

Đôi khi, đồng tiền chung euro rõ ràng là một phát kiến sai lầm kinh khủng. Châu Âu chưa bao giờ có một điều kiện tiên quyết cho một đồng tiền đơn nhất hoàn hảo. Một ví dụ ở Mỹ cho thấy, các loại liên minh tài chính và liên ngân hàng đảm bảo rằng khi bong bóng nhà đất vỡ ở Florida, Washington tự có cơ chế bảo vệ cao độ chống lại bất kỳ một mối đe dọa đến hệ thống chăm sóc y tế hay là các khoản tiền gửi ngân hàng của họ.

Tuy nhiên, rời khỏi liên minh tiền tệ là một quyết định khó khăn và đáng sợ hơn cả việc chưa bao giờ gia nhập. Cho đến hiện nay ngay cả nền kinh tế rắc rối nhất lục địa cũng phải một lần nữa chùn bước trước bờ vực. Hết lần này đến lần khác, Chính phủ đã phải phục tùng các chủ nợ bằng các khoản thắt lưng buộc bụng hà khắc, trong khi Ngân hàng Trung Ương châu Âu đã ra tay kiềm chế khủng hoảng thị trường.

Tuy nhiên, tình thế ở Hy Lạp hiện nay đã đạt đến độ không còn đường quay đầu. Các ngân hàng Hy Lạp đều đang tạm thời đóng cửa, Chính phủ thi hành các biện pháp kiểm soát vốn bằng cách giới hạn dòng vốn chảy ra khỏi Hy Lạp. Rất có vẻ là Chính phủ sẽ phải sớm bắt đầu việc trả lương trợ cấp và lương đến kỳ. Tuần tới, quốc gia này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để xem liệu có nên đáp ứng yêu cầu của “troika” – tổ chức đại diện cho quyền lợi của chủ nợ - tất nhiên sẽ thắt chặt hơn nữa.

Hy Lạp nên bỏ phiếu nghịch, và Chính phủ nên ở thế sẵn sàng nếu cần thiết sẽ phải rời bỏ đồng tiền euro.

Để hiểu lý do tại sao, chúng ta phải nhận ra rằng, phần lớn (dù không phải là tất cả) những gì chúng ta nghe được về sự hoang phí, vô trách nhiệm của chính phủ Hy Lạp là sai. Đúng là trong giai đoạn cuối những năm 2000 chính phủ Hy Lạp đã chi trả vượt quá khả năng của mình. Nhưng kể từ đó, nước này đã nhiều lần cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Số lượng viên chức chính phủ đã giảm hơn 25%, và trợ cấp lương (khoản chi quả thực đã quá hào phóng) cũng được cắt giảm mạnh. Nếu cộng dồn tất cả các biện pháp tài khóa thắt chặt, chúng quá đủ để loại bỏ thâm hụt ban đầu và thậm chí ngân sách của Hy Lạp sẽ đạt thặng dư lớn.

Vậy, tại sao lại có chuyện này xảy ra? Bởi lẽ nền kinh tế Hy Lạp sụp đổ, phần lớn là kết quả của một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, kéo theo các khoản lợi tức cũng giảm theo.

Chính sách thắt lưng buộc bụng chỉ thành công ở những nước có thể kiềm chế thâm hụt ngân sách mà không cần rơi vào một trạng thái suy thoái. Có thể kể đến ví dụ Canada trong những năm 1990, và quan trọng hơn là ví dụ về Iceland gần đây. Tuy nhiên, Hy Lạp không có đồng tiền riêng, do đó họ không có quyền lựa chọn như vậy.

Nhưng có phải “Grexit”- việc Hy Lạp rời khỏi eurozone là đúng? Grexit luôn tiềm ẩn một sự hỗn loạn tài chính, hệ thống ngân hàng bị gián đoạn bởi tình trạng rút tiền trong hoảng loạn, cùng với đó là các doanh nghiệp lúng túng bởi rắc rối từ các ngân hàng và sự không chắc chắn về tình trạng pháp lý của các khoản nợ. Đó là lý do tại sao chính phủ Hy Lạp liên tục đáp ứng các yêu cầu thắt lưng buộc bụng hà khắc, và lý do tại sao ngay cả liên minh cánh tả cầm quyền - Đảng Syriza cũng sẵn lòng đáp ứng các biện pháp này. Trên thực tế, họ đề nghị sẽ không có thêm một chính sách thắt lưng buộc bụng nào nữa.

Tuy nhiên bên phía Troika cho rằng họ không có yêu cầu như vậy. Đừng quá lạc vào tiểu tiết mà quên đi rằng việc từ chối các yêu sách này không khác mấy với những chính sách Hy Lạp đã thực hiện trong 5 năm qua.

Đây là đề nghị mà ông Tspira không thể chấp nhận vì nó sẽ ảnh hưởng đến cái ghế thủ tướng mà ông đang nắm giữ. Mục đích của đề nghị này là đá ông ra khỏi văn phòng thủ tướng nếu trước sức ép của các chủ nợ và người dân Hy Lạp sẽ bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.

Nhưng họ không thể làm như vậy, bởi ba lý do. Thứ nhất, chúng ta đều biết rằng, mọi biện pháp thắt chặt hà khắc đều có một kết cục tang tóc: sau 5 năm Hy Lạp đã ở trong tình trạng tồi tệ hơn bao giờ hết. Thứ hai, có vẻ là hầu hết những dè dặt rằng việc Hy Lạp rời khỏi eurozone gây ra rối loạn thì đều đã thực sự xảy ra rồi. Với những ngân hàng đóng cửa và biện pháp kiểm soát vốn được áp đặt. Chẳng còn thứ gì có thể bị phá hủy hơn nữa.

Cuối cùng, một khi Hy Lạp chấp nhận yêu sách cuối cùng của phía Troika có nghĩa là chính thức chấp nhận từ bỏ sự giả tạo độc lập. Đừng hiểu những yêu cầu mà các quan chức phía Troika đưa ra là lời giải thích từ phía các chuyên gia cho người Hy Lạp không biết phải làm gì. Những người mà ta tưởng là chuyên gia đó thực chất chỉ là những kẻ amateur rất coi thường kiến thức kinh tế vĩ mô và đã từng đi những bước đi sai lầm. Nhưng các chủ nợ không cần biết phân tích đúng hay sai, họ chỉ biết họ có quyền lực đối với Hy Lạp chừng nào Hy Lạp còn sử dụng đồng tiền euro.

Như vậy, đã đến lúc để đặt một dấu chấm hết cho điều không tưởng này. Nếu không Hy Lạp sẽ phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng vô tận, và một sự suy thoái không có dấu hiệu kết thúc.


OTHER NEWS