TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Nếu người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống các điều kiện của chủ nợ để đổi lấy viện trợ vào ngày 5/7, quốc gia này có thể sẽ giống Liên bang Xô viết cũ vào năm 1991.

Không có 2 nền kinh tế nào là hoàn toàn giống nhau và các chuyên gia cũng không cho rằng khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp cùng Liên Xô cũ là tương tự. Nhưng kết quả cuối cùng của 2 nền kinh tế này là khá giống nhau: một chính phủ không thể trả tiền cho các dịch vụ công cộng và ích lợi xã hội, không thể cung cấp việc làm tối thiểu cho đa số người dân và bị từ chối tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài.

Nền kinh tế Hy Lạp đang khủng hoảng nặng còn kinh tế Liên Xô suy giảm 5% vào năm 1990, và cả 2 đều không thể tiếp cận được dòng vốn quốc tế. Sau khi lỡ hẹn thanh toán 1,8 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng Châu Âu đã từ chối cấp thêm tiền cho chính quyền Athens. Hậu quả là tất cả các ngân hàng tại đây phải đóng cửa từ ngày 29/6 và mới đây chỉ mở cửa trở lại cho một bộ phận người cao tuổi.

 Chính phủ Liên Xô đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách in thêm tiền để duy trì mức sống của người dân. Kết quả là thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người của người dân đã tăng hơn 2 lần trong quý III/1991 so với cùng kỳ năm trước nhưng lạm phát tăng chóng mặt và đồng tiền mất giá mạnh.

OTHER NEWS

Read more

Cảnh báo Moscow  về nguy cơ thánh chiến, giới chức Ả-rập Xê-út nói  việc Nga không kích phiến quân IS tại Syria sẽ gây ra những “hệ lụy khôn lường”. Reuters dẫn lời giới chức Saudi Arabia nhấn mạnh, sự can dự của Moscow vào tình hình Syria với việc Nga không kích IS tại […]

Read more