TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Nhìn lại 20 năm qua, Việt Nam đã có 4 kế hoạch 5 năm. Theo đánh giá của TS Trần Du Lịch, giai đoạn 5 năm đầu (1991-1995), nền kinh tế Việt Nam có sức bật mạnh nhất. GDP vào năm 1995 đã tăng 9,5% là mức cao nhất cho đến nay. Sang năm 1996, GDP vẫn ở mức tương đương.

Động lực làm nên sự tăng trưởng thần kỳ này chính là đổi mới thể chế, Việt Nam chuyển từ cơ chế cũ tập trung bao cấp sang mở cửa hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới, xác định con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, thời hoàng kim của tăng trưởng này chỉ kéo dài 4 năm từ 1992-1996. Khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ vào năm 1997 đã phủ bóng ảm đạm lên nền kinh tế Việt Nam ở 4 năm kế tiếp (1997-2000). GDP bị kéo tuột xuống mức 4,8% vào năm 1999, là đáy suy giảm tính tới nay, cho thấy nội lực của kinh tế Việt Nam còn yếu ớt và lệ thuộc lớn vào bên ngoài.

Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai. Giai đoạn 5 năm thứ ba, 2001-2005, kinh tế Việt Nam lại bứt phá với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2005, GDP đạt 8,4%, năm 2006 tăng 8,2%. Lý do cho sự hồi sinh này là diễn biến kinh tế khu vực và thế giới thuận lợi, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000, luật Đất đai đã hậu thuẫn cho sự bùng nổ kinh tế tư nhân.

Giai đoạn 5 năm lần thứ tư, 2005-2010, Việt Nam vào WTO và nhận được nhiều lời tán dương như là một ngôi sao đang lên, có thể trở thành con rồng, con hồ của châu Á. Nhưng rốt cục, khủng hoảng tài chính Mỹ đã kéo Việt Nam xuống cái đáy thứ hai của suy giảm với mức GDP 5,32% vào năm 2009.

Giờ đây, mở đầu cho kế hoạch 5 năm mới (2011-2015), nền kinh tế lại lâm vào tình trạng tái lạm phát cao, dự kiến trên dưới 18% và tăng trưởng thấp, dự kiến 5,8-6%, bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng. Lo ngại hơn nữa là những cảnh báo về một đợt suy thoái kép bên ngoài có thể lại diễn ra.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam bấy lâu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phụ thuộc xuất khẩu, dựa trên vốn đầu tư. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng này đã trở thành con dao hãi lưỡi.  Chúng ta định hướng là một nước xuất khẩu mạnh nhưng rồi lại rơi vào cảnh nhập siêu triền miền, thu hút FDI với lượng vốn khổng lồ nhưng khả năng hấp thụ lại quá hạn chế và càng hội nhập sâu trong WTO, nền kinh tế càng bị tổn thương bởi việc chấp nhận cắt bỏ hàng rào thuế quan trong khi năng lực sản xuất trong nước vẫn thấp kém.

Ngoài thành tựu lớn nhất là trở thành nước có thu nhập trung bình, sau 20 năm đổi mới, Việt Nam vẫn dậm chân ở nấc 1 của quá trình công nghiệp hóa, tức là vẫn ở giai đoạn gia công, lắp ráp là chủ yếu.

OTHER NEWS

PS:TÁC GIẢ CHƯA PHÂN BIỆT ĐƯỢC “CƠ CHẾ” VỚI “ THỂ CHẾ”!( FYI:”DÂN TA THÌ PHẢI BIẾT SỬ TA.CÁI GÌ CHƯA BIẾT THÌ TRA GOOGLE”:    “Cơ chế là gì”?/About 1,240,000 results (0.64 seconds) /https://www.google.com/search?q=GO&ie=utf-8&oe=utf-8#q=c%C6%A1+ch%E1%BA%BF+l%C3%A0+g%C3%AC   “Thể chế là gì”?/ About 2,070,000 results (0.54 seconds)/ https://www.google.com/search?q=GO&ie=utf-8&oe=utf-8#q=th%E1%BB%83+ch%E1%BA%BF+l%C3%A0+g%C3%AC Hàng loạt dự án ngàn tỉ của doanh nghiệp nhà […]

Read more
Read more