TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Bị cổ đông phủ quyết toàn bộ đề xuất, SCIC bị đặt dấu hỏi về tham vọng của nhà đầu tư này tại Vinamilk.

Đại hội cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (HOSE: VNM) tổ chức ngày 27/4 khép lại với những dấu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Câu hỏi được cổ đông đặt ra xung quanh hai đề xuất kỳ lạ của SCIC. 

Đề xuất thứ nhất về SCIC đề nghị “trường hợp đương nhiệm mất tư cách của thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trong trường hợp thành viên đó không còn được cử làm đại diện của cổ đông là tổ chức”; Thứ hai là “Trưởng ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại Công ty”.

Cả hai vấn đề này đều bị cổ đông phủ quyết toàn bộ bởi đều nhằm đến vị trí bà Mai Kiều Liên, đương kim Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.

Không có gì lạ khi cổ đông tỏ ra lo lắng bởi nếu đề xuất kia của SCIC được bổ xung vào điều lệ công ty, có nghĩa vị trí Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vinamilk sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.

Bởi theo quy định của luật, khi bà Mai Kiều Liên đến tuổi nghỉ hưu thì bà Liên sẽ không còn đại diện vốn cho SCIC tại Vinamilk. Như vậy với đề xuất trên, đương nhiên bà Liên bị mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên được xem là người sáng lập và đưa thương hiệu Vinamilk được biết tới khắp châu Á và thế giới. Chính vì vậy, đề xuất của SCIC khiến cổ đông đặt câu hỏi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có tham vọng gì sau đề xuất này?

Phải chăng SCIC muốn giành ảnh hưởng lớn hơn tại Vinamilk? 

Ai cũng biết SCIC cho dù là cổ đông sở hữu cổ phần với tỷ lệ lớn nhất tại Vinamilk với (45%) nhưng dấu ấn về mặt quản trị, chiến lược của SCIC tại đây là không rõ rệt. Vai trò của SCIC tại Vinamilk "nhàn nhạt" là điều khó chấp nhận của bất cứ cổ đông nào khác huống chi SCIC lại là cổ đông lớn nhất.

Trong khi đó bà Mai Kiều Liên đang được xem là nhân vật quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành công của công ty lại nắm cổ phần nhỏ.

Và "sóng ngaamg" ở Vinamilk bắt đầu từ câu chuyện cổ đông lớn nhất nhưng lại không tham gia điều hành trực tiếp trong khi người điều hành quan trọng nhất lại không phải là cổ đông lớn.

Kể từ khi thành lập và hoạt động theo mô hình riêng, SCIC được xem như "anh cả" trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 của SCIC thì doanh nghiệp đạt 5.194 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 15% so với kế hoạch và tăng 14% so với năm 2013. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt khoảng 19,7%, cao hơn kế hoạch đầu năm là 14,3%.

Tổng tài sản đạt khoảng 69.000 tỷ đồng, tăng 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 9 lần so với năm 2006…

Tuy nhiên kết quả kinh doanh ấn tượng trên của SCIC có sự đóng góp của Vinamilk là rất lớn. Theo báo cáo tài chính của Vinamilk, năm 2014 số tiền mà công ty trả cổ tức cho SCIC là 1.502 tỷ đồng, tương ứng 30% tổng lợi nhuận của SCIC năm 2014.

Trở lại vấn đề tại sao được hưởng nhiều lợi thế từ Vinamilk nhưng SCIC lại đưa ra đề xuất lạ, điều này chỉ có thể giải thích do SCIC không ủng hộ bà Mai Kiều Liên. Vì vậy với đề xuất trên SCIC muốn rằng khi bà không còn đại diện cho phần vốn Nhà nước (bà Liên cũng đã qua tuổi nghỉ hưu), SCIC sẽ cử người khác thay thế.

Đứng ở góc độ quản trị doanh nghiệp hiện đại, đề xuất này của SCIC không phù hợp. Đứng ở góc độ quy định pháp lý của Luật doanh nghiệp, đơn vị tư vấn luật cho Vinamilk cho rằng không mấy hợp lý. Bởi theo luật định, một người đang là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nếu mất tư cách đại diện cho một cổ đông, tổ chức nào đó thì khi không còn là người đại diện phần vốn góp sẽ đương nhiên không nằm trong Hội đồng quản trị. 

Tuy nhiên điều này lại có hai vấn đề khác nhau là Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Trong đó Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, vì thế việc miễn nhiệm cũng phải do Đại hội đồng cổ đông thông qua. 

Nói cách khác, không thể đương nhiên miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của bà Mai Kiều Liên kể cả trong trường hợp bà Liên không còn đại diện vốn cho SCIC nữa. Tất cả vấn đề này phải do Đại hội đồng cổ đông thông qua. 

Một vấn đề khác ở Vinamilk là cho đến thời điểm này, vị trí và tầm ảnh hưởng của bà Mai Kiều Liên rất lớn đặc biệt với những đóng góp của bà Liên đưa thương hiệu Vinamilk vươn ra tầm châu lục và thế giới.

Đó là lý giải tại sao cổ đông có sự ủng hộ lớn như vậy cho bà Mai Kiều Liên, với cổ đông nếu Vinamilk tiếp tục dưới sự điều hành của bà Liên thì cổ đông sẽ tiếp tục có những mùa Đại hội đồng cổ đông vui vẻ bởi công ty vẫn liên tục làm ăn hiệu quả, chia cổ tức cao, minh bạch với cổ đông.

OTHER NEWS

PS: BRAVO! BUT HOW AND CAN YOU? (VnEconomy) – Đại biểu Lê Thị Nga kiến nghị Quốc hội ban hành luật quản lý, sử dụng vốn ODA…

Read more
Read more