TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại nhà nước thường thấp hơn 3% so với toàn hệ thống.

2- Tồn tại xu hướng giấu nợ:

-Quy mô vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có tăng nhưng so với trung bình của khu vực (3-4 tỷ USD) thì vẫn còn bé nhỏ. Hiện tại, chỉ có Vietinbank và Vietcombank đạt mức vốn tự có trên 2 tỷ USD, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn tự có trung bình chỉ đạt gần 0,3 tỷ USD/ngân hàng;

- Hơn nữa, với một số ngân hàng thương mại nhỏ, việc tăng vốn quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến hoạt động quản trị khó khăn, nợ xấu và sở hữu chéo có thể xảy ra như kinh nghiệm xấu của một số ngân hàng thương mại.

-Những ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất và thuộc sở hữu nhà nước lại có mức an toàn vốn nhỏ nhất:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại nhà nước thường thấp hơn 3% so với toàn hệ thống; Trong khi đó ngân hàng thương mại nhà nước lại chiếm đến hơn 40% thị phần huy động và cho vay toàn thị trường."Điều này có thể là tiềm ẩn không nhỏ đe dọa an toàn của cả hệ thống";

+ 2% với các ngân hàng thương mại cổ phần; thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng nước ngoài

-Tồn tại xu hướng giấu nợ để tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên. Bởi nếu trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng thì ngay lập tức tỷ lệ an toàn vốn phải giảm xuống, nhưng thực tế cho thấy mức an toàn vốn của các ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm.

-Hoặc đảo nợ bằng cách đưa vào hạng mục "tài sản khác" làm cho Tài sản có rủi ro giảm xuống.

3-Ngân hàng phát triển thiếu bền vững:

Nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường... và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của các ngân hàng thương mại theo yêu cầu của Basel II (Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới - PV) thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại thấp hơn nhiều so với các số liệu công bố: "Điều này cho thấy sự phát triển thiếu bền vững của các ngân hàng Việt Nam";

OTHER NEWS

Read more

Thực tế nợ công đáng quan ngại hơn nhiều! PS:CHẲNG THẤY GIẢI PHÁP ĐÂU?!   Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 87.063 tỷ USD, chiếm 46.9% GDP, tăng 10.2% so với năm 2013; bình quân nợ công đầu người 960 USD.   Tuy […]

Read more