TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Như vậy, sau gần 10 năm đàm phán, một hiệp ước thương mại với khoảng 28 ngàn tỷ của các nước thành viên, tương đương 40% GDP toàn cầu, hy vọng sẽ sắp hoàn tất bước đàm phan trước khi được cơ quan lập pháp 12 nước phê chuẩn,trong đó khó nhất là Mỹ vì 2016 là năm bầu cử tổng thống.
 
2-TPP sẽ có khoảng 30 chương với một loạt điều khoản về thương mại, đầu tư, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ...

3-Việt Nam là nước kém phát triển nhất và là nước có nền kinh tế duy nhất được gọi là “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

4-Khi thuế được miễn vào các thị trường chủ chốt Mỹ, Nhật được giảm với các mặt hàng như gạo (hiện tại chịu mức 33.5%), dệt may (hiện 7.3%), sữa (hiện 22.35), thủy sản (hiện 0.3% với thủy sản sống, 4.7% thủy sản chế biến) và hàng chế tạo đơn giản, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này so với bất kỳ quốc gia nào hiện đang tham gia cuộc đàm phán.

5-Theo thống kê mới nhất của AmCham, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng từ 29.6 tỷ USD năm 2013 đến 36.3 tỷ USD trong năm 2014, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30.6 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994, vượt qua các đối thủ khác như Thái Lan, Malaysia để trở thành nước xuất khẩu số 1 vào Mỹ.

6-Nhờ có TPP, đến năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam (mặc dù trong đó khối FDI vẫn chiếm tới gần 70% !) dự tính sẽ tăng thêm 25.8%, cao hơn hẳn các quốc gia khác cùng tham gia TPP.

7-Về đầu tư tại Việt Nam, Mỹ đứng thứ 7 với 699 dự án (tổng số vốn gần 10.7 tỷ USD, không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3).

8-Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43.7 tỷ USD, trong đó nhập siêu cả năm ước tính 28.9 tỷ USD. Thế nhưng, theo Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu tới 43.8 tỷ USD vào năm 2014, tăng thêm 20 tỷ USD, chiếm tới 43% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chứ không phải chỉ là 29% như số liệu chính thức .

9-Ngoài ra, tổng thầu nhiều dự án quan trọng EPC của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc sẽ tạo ra tình trạng nền kinh tế lệ thuộc về công nghệ, phụ tùng thay thế trong nhiều thập niên tiếp theo.

10-Đi qua Việt Nam được xem là con đường dễ dàng nhất với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với 100% vốn, nhân công, nguyên vật liệu của Trung Quốc nhưng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ tận dụng những lợi thế, ưu đãi về thuế xuất của TPP, trong khi Việt Nam đóng vai trò xuất khẩu hộ, nhận được chút ít lợi ích từ nhân công rẻ mạt.

11-Theo nguyên tắc của TPP, hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi phải sản xuất bằng nguyên liệu của nước mình hoặc nhập từ các nước thành viên:

+ Mặt hàng chiến lược dệt may của Việt Nam xuất qua Mỹ sử dụng nguyên liệu nhập chủ yếu từ Trung Quốc (khoảng 70%).

+ Việt Nam khó lòng thực hiện được điều khoản này ngay lập tức mà có thể xin trì hoãn 3-5 năm.

+ Thời gian này đủ để Trung Quốc có thể chuyển sản xuất nguyên liệu qua Việt Nam.

12-Mặt khác yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản...

OTHER NEWS