TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Giữa Tháng Bảy 2015, một tổ chức quốc tế xếp hạng 30 quốc gia theo quyền lực mềm đã đặt Anh quốc hàng đầu (75.61 điểm), đứng thứ nhì là Ðức (73.89 điểm), thứ ba là Mỹ (73.68), sau đó là Pháp, rồi Canada, Úc, Thụy Sĩ, Nhật Bản. Trung Quốc đứng hạng 30 (40.85 điểm), sau Mexico (42.52), Thổ Nhĩ Kỳ (42.55) và Cộng Hòa Tiệp (43.36). Hai nước Á Châu khác được nằm trong danh sách là Nam Hàn (54.32) và Singapore (52.50).

2-Bảng xếp hạng chỉ nêu danh 30 nước, những nước không nằm trong đó tất nhiên còn yếu hơn nhiều.

3-Khái niệm “quyền lực mềm” hay “sức mạnh mềm” (soft power) do Giáo Sư Joseph S. Nye Jr. đưa ra từ năm 1990 đã được giới nghiên cứu chính trị chấp nhận là một thước đo để so sánh sức mạnh các quốc gia trên thế giới. Quyền lực cứng (hard power) bao gồm sức mạnh quân sự và kinh tế. Khi anh có thể dọa nạt bằng súng hay mua chuộc bằng tiền, hiển nhiên là anh mạnh. Nhưng dù anh mạnh đến đâu, anh vẫn thua một chàng trong tay không có súng và chỉ ăn cơm với rau muống, nếu mọi người ai cũng kính trọng và muốn học hỏi và kết thân với anh chàng kia. Anh kia có thứ sức mạnh mềm mà anh không có.

4-Tổ chức “Soft Power 30” so sánh sức mạnh mềm của mỗi quốc gia tùy theo cách dân các nước khác nhìn họ thế nào. Thứ nhất, người ta do lường xem mọi người có thích và phục nước đó hay không. Ðặc biệt là ảnh hưởng trong các lãnh vực như văn nghệ, giải trí, thành tích thể thao, ngôn ngữ được nhiều người tập nói, cách sống được mọi người ưa thích, vân vân. Thứ hai, xem loài người có kính trọng tư cách của người dân nước đó hay không. Một nước được kính trọng khi nào người dân nước đó sống tự do và được luật pháp bảo vệ. Dân nước đó có quyền quyết định cuộc sống xã hội vả chính trị của mình, tôn trọng luật pháp và biết đối xử bình đẳng với lân bang. Lãnh vực thứ ba là đo lường quan hệ giữa nước đó với thế giới bên ngoài. Một nước được nhiều người đến du lịch, du học, và giao hảo với các nước khác thì được điểm cao. Quyền lực mềm là khả năng thu hút người dân các nước khác, nhờ pha trộn đủ các yếu tố trong ba lãnh vực trên. Người ta thường gọi quyền lực mềm là “sức hút” còn quyền lực cứng là “sức đẩy.”

OTHER NEWS

Theo đó CIEM chỉ ra những nguy cơ đến từ : 1-sự gia tăng nhanh chóng của nợ công và tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí […]

Read more

 PS: CÒN LO VỤ “FORCE OUT BABIES”!?HEHE…. “Thành phố Hồ Chí Minh chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 39 doanh nghiệp”, văn bản của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nêu đích danh.

Read more