TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Chính phủ Trung Quốc có thể thuyết phục thị trường tin vào những hỗ trợ của chính phủ cũng như tin vào một sự tăng trưởng ảo trên TTCK nước này. Nhưng việc này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sự tăng trưởng ảo và gia tăng nguy cơ vệ một sự sụp đổ với sức lan tỏa lớn.

QE theo kiểu của Trung Quốc

Đã đến lúc để gọi sự can thiệp toàn diện vào TTCK của chính phủ Trung Quốc là một dạng kích thích nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) kiểu Trung Quốc. Nới lỏng định lượng là biện pháp gia tăng giá trị tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của NHTW, từ đó tích cực bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các hoạt động trên thị trường mở như mua vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các loại chứng khoán có tài sản đảm bảo….

Với áp lực giảm phát đang cận kề, NHTW Trung Quốc (PBOC) dường như sẽ có rất nhiều lý do để theo chân Nhật Bản, Mỹ và châu Âu trong việc đẩy lãi suất xuống mức gần 0% hoặc thậm chí ở mức âm như châu Âu. Nhưng thống đốc NHTW Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã thực hiện một cách hạn chế gói kích thích theo kiểu “nới lỏng định lượng” đối với thị trường tài chính, kinh tế nước này vì 2 lý do sau đây:


Điều thứ nhất, nếu một chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) được thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa, lượng tiền trong lưu hành sẽ gia tăng đáng kể sẽ làm giảm đáng kể giá trị của đồng Nhân Dân Tệ. Qua đó một số lượng lớn các công ty Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ đối với các khoản nợ thanh toán bằng đồng USD.

Điều thứ hai, việc làm sụt giá trị của đồng Nhân Dân Tệ một cách đơn phương, có chủ ý sẽ có thể làm tiêu tan hy vọng của Bắc Kinh trong việc đưa Nhân Dân Tệ trở thành một trong những đồng tiền dự trữ của thế giới trong rổ tiền tệ của IMF.

Thay vì can thiệp vào thị trường nợ (thị trường trái phiếu, các khoản nợ có tài sản đảm bảo) như NHTW Mỹ FED, NHTW Nhật BOJ và NHTW châu Âu ECB đã làm, thì Trung Quốc đã trực tiếp nhắm mục tiêu của mình tới TTCK. Mục tiêu là tạo ra một thị trường vốn ổn định, sôi động nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc huy động vốn đại chúng hơn.

OTHER NEWS

1-Hiện nay vốn sở hữu của các DNNN tại các NH khá lớn. +Petrolimex sở hữu 40% PGBank,; +Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 52% PVCombank; + Tập đoàn Bảo Việt đối với Baovietbank. + Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đầu tư vào 5 NH, bao gồm ACB, Techcombank, […]

Read more
Read more