TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: BÁC VẠN PHÚ LẠI LA ẦM LÊN CHUYỆN …VUA CỞI TRUỒNG! HIHI…

Nguyễn Vạn Phú
Thứ Ba,  18/8/2015, 10:24 (GMT+7)

1-Cụ thể với một ngân hàng, giả dụ nhận tiền gửi từ nhiều nguồn lên đến 100 đồng, đem cho vay. Nay vì lý do nào đó đến một nửa - 50 đồng - tiền vay là không đòi được. Vốn chủ sở hữu chỉ có 10 đồng, bù vô vẫn còn thiếu 40 đồng. Người nào bỏ 0 đồng mua ngân hàng này đương nhiên phải gánh chịu trách nhiệm trả đủ 100 đồng cho người gửi, tức phải bỏ tiền túi ra bù 40 đồng còn thiếu kia.

2-Thông thường trong một doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tối đa đến mức góp vốn của họ mà thôi. +Nhưng thông cáo nói trên cho biết: “Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê”. Lẽ ra nếu ông này có những sai phạm lớn, cứ xử lý theo đúng luật pháp và bắt chịu trách nhiệm theo đúng luật pháp chứ không nên có những quy định trái khoáy như vậy.

+Trong thông cáo này, cụm từ được dùng là “ông Trầm Bê và những người có liên quan”, tức các con của ông này. Đây là chuyện bình thường nếu ông Trầm Bê sở hữu lượng cổ phần lớn, những người có liên quan sở hữu lượng cổ phần nhỏ hơn.

+ Đằng này thực tế ngược lại, ví dụ tại ngân hàng Sacombank, tính đến ngày 30-6-2015 thì lượng cổ phiếu ông Trầm Bê sở hữu là 0,16% còn lượng cổ phiếu của ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Bê lên đến 4,34%. Làm sao một người chỉ sở hữu 0,16% lại ủy quyền thay cho người sở hữu 4,34% được.

+ Lẽ ra NHNN phải xem người đứng tên sở hữu lượng cổ phần lớn nhất là người chịu trách nhiệm ủy quyền khi đó mới danh chính ngôn thuận.

OTHER NEWS