Trước Đông Á, đã có ba NHTMCP là Ngân hàng Xây dựng, Đại Dương và Dầu khí Toàn cầu được cho là phá sản và bị NHNN mua lại với giá 0 đồng.
2- Trao đổi với Người Đô Thị, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, bình luận:
+ “Mua 0 đồng nghĩa là NHNN không bỏ ra đồng nào để mua, nhưng không có nghĩa NHNN không tốn chi phí. Trừ phần vốn chủ sở hữu là 0 đồng, toàn bộ tài sản hiện hữu của ngân hàng bị mua trở thành tài sản của NHNN.
+ Khối tài sản này bảo đảm cho nghĩa vụ nợ của NHNN với những người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng bị mua lại.
+ Trục trặc của những ngân hàng bị mua lại là vốn chủ sở hữu bị âm, tài sản có thấp hơn tài sản nợ khi định giá thị trường. Giữ vai trò là chủ mới, NHNN chịu trách nhiệm về phần chênh lệch này.
+ Chưa dừng lại ở đó, NHNN phải bỏ ra nguồn lực cực lớn để tái cơ cấu ngân hàng bị mua lại:
- Một là khoản tiền 3.000 tỉ đồng để đảm bảo vốn pháp định theo Nghị định 141 do Chính phủ ban hành năm 2006 về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
- Hai là khoản tiền đảm bảo 9% hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Thông tư 36 do NHNN ban hành năm 2014.
-Ba, NHNN phải trang trải chi phí hoạt động cũng như xử lý các tài sản nợ dưới chuẩn của ngân hàng bị mua lại”.