1-Hiện nay vốn sở hữu của các DNNN tại các NH khá lớn.
+Petrolimex sở hữu 40% PGBank,;
+Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 52% PVCombank;
+ Tập đoàn Bảo Việt đối với Baovietbank.
+ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đầu tư vào 5 NH, bao gồm ACB, Techcombank, Eximbank, MaritimeBank và NCB.
+ Hay Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đầu tư vào NH Sài Gòn Công thương - Saigonbank (SGB).
2-Tình thế lưỡng nan:
+ Còn nhớ vào thời kỳ nền kinh tế bùng nổ năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành NH trở thành một ngành “hot”. Với lợi thế nguồn tài chính dồi dào và có sẵn các mối quan hệ với nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đã thành lập NH hoặc đầu tư vào các NH khác. Chính sự tham gia tích cực của DNNN làm cho ngành NH càng thêm “hot”.
+Tuy nhiên, bong bóng trên thị trường tài chính nói chung và đối với cổ phiếu NH nói riêng đã nhanh chóng sụp đổ.
+ Cổ phiếu nhiều NH đã giảm xuống dưới mệnh giá.
+ Hiện nhà đầu tư thờ ơ với cổ phiếu NH do sự mù mờ trong con số nợ xấu và triển vọng của ngành NH đang trong tình trạng tái cấu trúc.
+ Điều này đồng nghĩa với việc thoái vốn khỏi NH, đặc biệt là những NH yếu kém lại càng trở nên khó khăn. Trước đây PVN nhiều lần muốn “thoát nợ” Oceanbank nhưng cũng bất thành. NH này bị NHNN mua lại với giá 0 đồng, như vậy coi như toàn bộ khoản đầu tư 800 tỷ đồng tại Oceanbank đã mất trắng.
+Thời gian qua, không ít nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng khi DongABank bị rơi vào kiểm soát đặc biệt.
3- Hiện nợ xấu theo thông báo chính thức toàn ngành NH khoảng 3,2%, cùng với khoảng 5% nợ xấu đã bán cho VAMC thì tổng nợ xấu hơn 8%.
+ Nhiều chuyên gia ước đoán con số này chỉ bằng một nửa so với con số thực tế.
+ Điều này đồng nghĩa với việc nếu tính đủ giá trị nhiều NH sẽ ở mức rất thấp.
+ Trong khi đó, DNNN lại rất khó chấp nhận bán dưới mệnh giá và ghi nhận lỗ.
KL: Như vậy, cách tốt nhất đối với DNNN là tìm cách trì hoãn để chưa ghi nhận những khoản lỗ có thể phát sinh khi bán cổ phiếu.