FYI: TRONG BỮA TIỆC TẤT NIÊN NĂM 2012 CỦA “BCA=BẠN CỦA ALAN” TẠI SAIGON GRAND HOTEL, CỐ TS.ALAN PHAN ĐỀ NGHỊ “TÓC DÀI” “BÓI 1 QUẺ” VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM + THỊ TRƯỜNG BĐS NHƯNG VÌ “BCA “ CÒN CÓ NGHĨA LÀ “BỘ CÔNG AN” (!?) CHO NÊN TÔI CHỈ DÙNG NGÓN TAY TRỎ CHỈ VÀO CỔ MÌNH RỐI BỎ BỮA TIỆC ĐI VỀ (AI ĐÃ TỪNG HỌC TẠI NGA SẼ HIỂU BIỂU CHỈ NÀY CÓ NGHĨA LÀ: ” BÙM”:NHỮNG GÌ XẢY RA SAU ĐÓ ,NHẤT LÀ HÀNG LOẠT NGÂN HÀNG BỊ “M& A” (!) AND/OR “MUA O ĐỒNG” LÀ MINH CHỨNG!
1-Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.
+ Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006!
+ Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đề phòng.
2-Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ:
+ Nhà đất tại Mỹ: Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất vào rủi ro vỡ trận;
+ Tiếp đó khủng hoảng tín dụng tại Mỹ ;
+ Rồi lan sang nhiều quốc gia trên thế giới,nhất là Châu Âu;
3- Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất.
+ Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách.
+ Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007.
+ Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi.
+ Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà.
+ Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.
4-Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường.
+ Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt.
+ Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này.
5-Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản.
+ Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn.
+ Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng.
KL: Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản.