TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 

1-Lao động giá rẻ là động lực chính của hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, là nước duy nhất trong khu vực mà tỉ lệ tăng trưởng trong năm 2015 cao hơn năm 2014.

+ Tuy nhiên, sự già đi của lực lượng lao động đe dọa tới tới sự tăng trưởng đó và làm cho dài thêm danh sách của những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong lúc Việt Nam ra sức phát triển kinh tế

2-Lão hóa dân số quá nhanh :

+ Chỉ cần hơn 15 năm một chút là tỉ lệ người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ từ 7% tăng lên tới 14%.

+ Con số này ở hai nước láng giềng Trung Quốc và Miến Điện là gần 25 năm.
+ Điều đó sẽ tạo ra những đòi hỏi rất lớn đối với năng suất lao động.
2-Nợ nần quá nhiều;

3-Dự trữ ngoại hối của chính phủ quá ít;

4-Sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài;

5-Sự chèn lấn của khối doanh nghiệp quốc doanh đối với khu vực dân doanh;

6-Sự lép vế của khu vực dân doanh so với khu vực FDI;

7-Tình trạng giảm tỷ lệ tiết kiệm và tăng nhanh xu hướng “sống nhờ vay nợ” :

+ Vốn là một nước có tỉ lệ tiết kiệm cao trong nhiều thập niên, Việt Nam giờ đây chứng kiến một hiện tượng tương đối mới là nợ nần của giới tiêu thụ.

+ Ông Ralf Matthaes, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Infocus Mekong Research, cho biết ông đã vô cùng ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát của công ty ông cho thấy 30% người tiêu thụ đã vay nợ trong năm 2015.
+ Ông nói: "Việt Nam đang trở thành một nền văn hoá nợ, hơi giống Trung Quốc và những nơi khác. Do đó, tôi nghĩ rằng đó là một việc mà tôi sẽ cảm thấy lo ngại trong tương lai."
8- Những khó khăn khác nằm bên ngoài Việt Nam:

+ Mỹ tăng lãi suất;

+ Giá nông, khoáng sản sụt mạnh trên thị trường thế giới,trong lúc Việt Nam không có đủ vốn và công nghệ để giảm giá thành theo hướng “khai thác theo chiều sâu”;

+ Sự bất định về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một thành viên.
+ Nhìn ra nước ngoài, nhiều nước đang lo ngại về những tác động tiêu cực của một vụ hạ cánh cứng của Trung Quốc có thể gây ra cho nước họ.

+ Các công ty Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm về phát triển nhà đất vào đây và thực hiện những dự án ở đây. Đó là loại đầu tư và Việt Nam thật sự cần có, vì Trung Quốc có công nghệ thích hợp mà giá cả lại phải chăng. Có rất nhiều việc mà Việt Nam và Trung Quốc thật ra có thể làm chung với nhau.
+ Lời khuyên này có lẽ sẽ không được một số người chấp nhận vì các mối quan hệ của Việt Nam với nước láng giềng khổng lồ đã bị căng thẳng trong những năm gần đây vì vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Mặc dầu vậy, điều đó đã không chấm dứt được tình trạng là hàng hoá Việt Nam mua từ Trung Quốc nhiều hơn mua từ bất kỳ đối tác thương mại nào khác
.

 

 

 

OTHER NEWS

Read more

PS: NOT INCLUDING ME NHÉ: I AM 100% HAPPY!? 1-Trong đó: – nhóm Các cơ quan Quốc hội có mức độ hài lòng với nền kinh tế hiện nay cao nhất (27%), – tiếp đến là Nhóm UBND và sở, ngành cấp tỉnh, thành phố (26%) và – Nhóm Doanh nghiệp dân doanh trong nước […]

Read more