TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) hiện nay:

+Với mỗi khoản huy động, ví dụ 10 đồng, các Ngân hàng phải dành 3% cho dự trữ bắt buộc, 10% dự trữ thanh khoản.

+ Ngoài ra, khi bắt đầu cho vay, Ngân hàng còn phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ).

+ Khoản trích lập dự phòng nặng nhất khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng dần,cụ thể:

- Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập;

- Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%;

- Nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%;

- Nhóm 4 (nghi ngờ) 50%;

- Nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%.

2-Trích lập dự phòng rủi ro là gì?

Thông tư 15/2010/TT-NHNN phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, trong thông tư này nêu rõ:

 + Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay.

+ Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

 

 + Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

-        Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.

-        Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản nợ suy giảm

+Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

 

KL: Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các Ngân hàng, vậy, trích lập như thế nào, trích lập ra làm sao để không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch lợi nhuận là bài toán khó giải đối với các Ngân hàng.

3-Giải pháp?

+ Có nhiều “thủ thuật” để Ngân hàng giảm bớt số tiền trích lập dự phòng nhằm hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm.

+ Số lãi hàng ngàn tỷ đồng có thể biến thành lỗ ngay lập tức nếu họ trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu.

+ Rõ ràng, với cơ chế trích lập dự phòng của NHNN VN như hiện tại, chỉ cần hạch toán giảm số nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5), đặc biệt là nhóm 5, số tiền trích lập dự phòng đối với một ngân hàng sẽ thấp đi rất nhiều so với thực tế.

+ Mục tiêu “Lợi nhuận “ đang là nguyên nhân hàng đầu khiến các ngân hàng tính toán, cân nhắc có nên trích đúng, đủ dự phòng rủi ro hằng năm.

+ Các Ngân hàng luôn bị sức ép trong kinh doanh khiến họ phải giấu đi những khoản nợ đáng lẽ phải trích dự phòng rủi ro một cách sòng phẳng.

- Thứ nhất, hội đồng quản trị các Ngân hàng đã cam kết với cổ đông về tăng trưởng lợi nhuận, nếu không đạt, ngoài việc giá cổ phiếu xuống dốc, uy tín của họ sẽ bị giảm, dẫn đến nguy cơ “mất ghế”.

- Thứ hai, các Ngân hàng thường nhìn nhau trong việc công bố lợi nhuận.

- Thứ ba, việc công bố lợi nhuận còn liên quan đến uy tín và thương hiệu của một Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

+ Như vậy, để có lợi nhuận, khi lên cân đối, các Ngân hàngthường có 2 phương án để thực hiện:

- Một là có giải xấu để nợ xấu có tỷ lệ hợp lý (dưới 5%),

- Hai là không trích dự phòng hoặc trích không đầy đủ để hạ thấp chi phí, đảm bảo có thu nhập đủ chi lương.

OTHER NEWS

4 tháng đầu năm, tổng tài sản của các tổ chức tín dụng đã giảm 71.287 tỷ đồng. Trong khi đó chỉ trong vòng 1 tháng, vốn tự có đã bất ngờ tăng 7.021 tỷ đồng.

Read more
Read more