TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: 45% BẰNG 243.000 TỶ.DO ĐÓ 100% SẼ LÀ…? VÀ 70-80% BĐS THẾ CHẤP SẼ LÀ….?

1-Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng quy mô nợ xấu toàn ngành ngân hàng đang có xu hướng tăng nhanh trở lại.

+Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể, từ mức đỉnh 4,08% năm 2012 (số liệu do Ngân hàng Nhà nước - NHNN công bố) đã giảm xuống chỉ còn 2,72% vào thời điểm cuối tháng 11-2015 (tương đương khoảng 120.000 tỉ đồng) do tăng trưởng tín dụng ở mức cao (18% trong năm 2015) đã phần nào giúp kéo tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm xuống.

2-Thống kê cho thấy, trong chín tháng đầu năm 2015, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng đột biến.

+ Nợ nhóm 5 của tất cả các ngân hàng tăng 24,1% so với cuối năm ngoái, lên tới 19.662 tỉ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.

+Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) cũng có chiều hướng gia tăng, đạt 9.334 tỉ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2014.

+ Nợ quá hạn tăng nhanh sẽ tiềm ẩn rủi ro khiến tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại trong tương lai.

3-Nợ xấu đã được “xử lý” như thế nào?

+VAMC tính đến nay vẫn đang là giải pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất :khoảng 45% nợ xấu;

+ Chính các ngân hàng :chiếm 28% nợ xấu đã được xử lý;Và

+ Thu siết nợ :chiếm 27%;

+ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC (tính đến hết năm 2015 VAMC đã phát hành được 243.000 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt, trong đó riêng trong năm 2015 là 110.000 tỉ đồng).

+Với 243.000 tỉ đồng nợ xấu gần như vẫn đang “đóng băng” tại VAMC : mới thu hồi được gần 23.000 tỉ đồng, tương đương 9,3% tính trên dư nợ gốc;

4-Ngoài ra, áp lực trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC sẽ tiếp tục gây áp lực không nhỏ lên lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2016.

+ Giả định không có thêm khoản nợ xấu nào được bán cho VAMC trong năm 2016 thì chi phí dự phòng cho khoản trái phiếu VAMC đã mua của toàn hệ thống năm nay ước tính sẽ khoảng 45.000 tỉ đồng.

OTHER NEWS