TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Nghiên cứu của Viện Khoa Học Lao Ðộng và Xã Hội, xác định, năng suất lao động của Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

2-Theo ILO, tuy hai năm qua, tiền lương tại Việt Nam đã tăng nhiều so với trước nhưng vẫn còn quá thấp khi so với khu vực Ðông Nam Á, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

3-Nghiên cứu của Viện Khoa Học Lao Ðộng và Xã Hội cho biết, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, thu nhập trung bình/tháng từ công việc chính của người Việt chỉ tăng 0.5%/năm, tương đương 4.3 triệu (khoảng $200 Mỹ kim)/người/tháng. Thu nhập trung bình/tháng từ công việc chính của những người ở nông thôn vẫn thấp nhất, chỉ khoảng 2.8 triệu/tháng.

Năm 2012, mức lương trung bình của Việt Nam khoảng 3.8 triệu đồng/tháng, tương đương 181 Mỹ kim/tháng, chỉ cao hơn Indonesia (174 Mỹ kim/tháng), Campuchia (121 Mỹ kim/tháng), Lào (119 Mỹ kim/tháng) và chỉ khoảng một nửa nếu so với Thái Lan (357 Mỹ kim/tháng), chưa bằng một phần ba của Malaysia (609 Mỹ kim/tháng), thậm chí chỉ 1/20 của Singapore (3,547 Mỹ kim/tháng).

4-Ông Phạm Minh Huân, một thứ trưởng của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội kiêm chủ tịch Hội Ðồng Tiền Lương Quốc Gia, tiết lộ, Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội mong muốn đến năm 2017 mức lương tối thiểu có thể đáp ứng được mức sống tối thiểu nhưng để được như vậy thì từ nay tới 2017, mỗi năm mức lương tối thiểu phải tăng từ 18% đến 19% nhưng điều đó... quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn đề nghị kéo dài lộ trình tăng mức lương tối thiểu để bảo đảm mức sống tối thiểu cho đến năm... 2020.

5-Bà Nicola Connolly, chủ tịch Eurocham (Phòng Thương Mại Châu Âu), nhận định, về nguyên tắc, tốc độ tăng lương phải chậm hơn mức tăng năng suất lao động nhưng ở Việt Nam thì làm ngược lại, nên doanh nghiệp cảm thấy họ đang phải gánh vác trách nhiệm của nhà nước và điều đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

6-Sở dĩ năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì năng suất lao động của một quốc gia phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng lao động, kết hợp với các yếu tố khác như máy móc, công nghệ mà một công nhân của quốc gia đó sử dụng, trong khi Việt Nam có một số lượng lớn nhân công làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhân công không được tiếp cận với công nghệ mới hoặc hiện đại.

OTHER NEWS

(CafeBiz) – Điều gì đã khiến cho Israel từ một nước nông nghiệp, đã vươn lên thành một trong những quốc gia giàu có và hùng mạnh trên Thế giới? 

Read more

 VTC News) – Sử gia Dương Trung Quốc nói với thực trạng văn hóa hiện nay, sự suy thoái sẽ chạm ngưỡng và đẩy dân tộc này đến những hiểm họa khôn lường.

Read more