TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:1-THẾ CHẾ LÀ GÌ THÌ XIN THAM KHẢO: https://www.mr-doom.com/blogs/dilemma-no01-mo-hinh-phat-trien-vicious-circle-how-to-get-out-36-page-2.aspx)

2-Từ năm 1996 trong 1 cuộc hội thảo khoa học tại Tp.HCM, tôi đã cho rằng Việt Nam không có bất kỳ cơ may nào rút ngắn khoảng cách “tụt hậu”, chứ đừng nói đến đuổi kịp các nước ngay trong khu vực Châu Á! Và sau gần 20 năm thì chúng ta lại đang “kỳ vọng”: Tới 2035 sẽ bằng Hàn Quốc …..năm 2000 với 2  chữ “BIG IF”: (i) Nếu GDP của chúng ta liên tục đạt 7%/năm + (ii) Hàn Quốc sẽ đứng im chờ chúng ta???

1-Năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào (Tạm gác sang bên 2 yếu tố khác là “ Cơ cấu kinh tế” + “Quy mô GDP”) :

+ Hiệu quả lao động sống (Hay “chất lượng” của sức lao động: Thể lực + Học vấn + Kỹ năng + Kinh nghiệm + Văn hóa);

+ Lượng máy móc và công nghệ mà người lao động được sử dụng; Và

+ Trình độ quản trị doanh nghiệp;

2-Để đánh giá được một cách tương đối chính xác năng suất lao động trung bình của từng cá nhân người lao động tại Việt Nam so với các nước trong khu vực:

+ Có thể sử dụng chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương, tức là lượng sản phẩm mà một người lao động trung bình làm được với mức lương là 1 USD.

 + Đây được xem là cách đánh giá tương đối công bằng để so sánh về năng suất lao động tại từng quốc gia mà không phụ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu nền kinh tế hay quy mô GDP. 

3-Theo số liệu từ Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương):

+ Chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương của Việt Nam hiện đang ở mức cực thấp;

+ Thấp hơn khoảng 73% so với công nhân Trung Quốc.

+ Cụ thể:

- Với 1 USD thù lao, công nhân Việt Nam chỉ làm ra được 2,4 đơn vị sản phẩm, trong khi con số này của Trung Quốc là 7,8 tức là gấp từ 3-4 lần.

- Con số này ở các nước trong khu vực lần lượt là: ở Indonesia là 6,9, ở Philippines 5,5, ở Thái Lan 5,4, ở Malaysia 5,2, ở Singapore 8,9.

OTHER NEWS