1-Ngày 01/04/2016, Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM đã chính thức ban hành Quyết định số 139/QĐ-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vào diện cảnh báo.
+ Theo đó, sau khi điều chỉnh hồi tố, lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 của EIB là -834,56 tỷ đồng. Và lợi nhuận chưa phân phối tại 31/12/2015 là -817,47 tỷ đồng.
+ Điểm c Khoản 1.1 Điều 15 Quy chế Niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh quy định rằng một cổ phiếu giao dịch trên sàn này sẽ rơi vào diện cảnh báo khi: “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (lỗ lũy kế)”.
2-Hay đồng nghĩa rằng, nếu báo cáo tài chính 2014 của Eximbank được kiểm toán chính xác và cho ra những kết quả hợp lý ngay từ đầu thì cổ phiếu EIB đã phải rơi vào diện cảnh báo từ cách đây 1 năm chứ không phải là đợi đến bây giờ (theo quyết định 139 là từ ngày 08/04/2016).
+ Tuy nhiên, như đã biết, theo báo cáo cũ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 của Eximbank là 114,01 tỷ đồng.
+ Báo cáo có nhiều số liệu chưa hợp lý, vừa phải điều chỉnh hồi tố - là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
+ Nên biết, không chỉ là báo cáo tài chính năm 2014, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, còn là đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính năm của EIB, suốt giai đoạn “cực thịnh” của ngân hàng này, từ 2010 – 2013.
3- Với Eximbank,:
+Vai trò của đơn vị kiểm toán đã rõ trong việc công nhận các số liệu "trên trời" mà ngân hàng này đã "vẽ" hàng năm.
+ Nhưng còn tại các ngân hàng, hay tổ chức khác thì sao?