TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Ngày 15/06/2015, HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (HOSE: PDR) có quyết định số 13/2015/QĐ-HĐQT về việc :

+     PDR nhận chuyển nhượng 99,5% vốn điều lệ của Công ty TNHH Luyện cán thép Hiệp Phát có trụ sở tại: 238 Phạm Văn Đồng, tổ dân phố Thuận Phát, phường Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

+ Đồng thời với đó, PDR sẽ góp thêm bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ của Hiệp Phát từ 5 tỷ đồng lên 1.700 tỷ đồng.

+ PDR đã hạch toán thương vụ trên vào bảng cân đối kế toán của mình. Cụ thể, theo BCTC riêng đã kiểm toán 2015, số dư danh mục ‘Đầu tư vào công ty con’ tăng từ 0 đồng đầu năm lên 1.822,5 tỷ đồng. Trong đó đầu tư vào Hiệp Phát là 1.691,5 tỷ đồng, tương ứng với 99,5% quyền kiểm soát của PDR tại Hiệp Phát. 0,5% còn lại thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát Nguyễn Anh Tuấn.

 

+ Tuy nhiên điều lạ lùng là PDR chưa bỏ ra 1 đồng nào trong thương vụ này, mà toàn bộ gần 1,7 nghìn tỷ trên đều được liệt vào danh mục ‘Phải trả ngắn hạn’ đối với chính Hiệp Phát.

2- Cụ thể, trong danh mục ‘Phải trả ngắn hạn khác’, PDR còn nợ Hiệp Phát 1.686,525 tỷ đồng, nợ cổ đông Nguyễn Anh Tuấn (kể trên) 4,475 tỷ đồng, nợ cổ đông Nguyễn Văn Phát 0,5 tỷ đồng. Tổng của 3 con số trên đúng bằng 1.691,5 tỷ đồng!

+ Liệt vào danh mục ‘Phải trả ngắn hạn’ có nghĩa rằng các khoản nợ trên sẽ phải được thanh toán bằng tiền mặt trong vòng 1 năm. Tuy nhiên so với tình hình tài chính hiện tại của PDR thì dường như đây là nhiệm vụ…bất khả thi.

3-Giải pháp huy động vốn:

+Tài sản ngắn hạn (trừ hàng tồn kho) của PDR tính tới ngày 31/12/2015 đang ở mức 710 tỷ đồng, trong đó có 31,5 tỷ tiền mặt và tiền gửingân hàng, chỉ bằng non nửa nợ phải trả ngắn hạn (1.534 tỷ đồng).

+ Vay thêm vốn cũng là một khả năng PDR có thể tính tới, tuy nhiên với tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu đang ở mức đáng báo động 3,1 (năm 2010 là 1,12), so với 0,57 của FLC, 2,89 của VIC hay ‘bết bát’ như VCG vẫn còn cân bằng được ở mức 2,02.

+Thì e rằng khó có tổ chức tín dụng nào đủ dũng cảm để đổ vốn vào PDR trong thời điểm hiện tại, khi biết rằng ngân hàng duy nhất đang hợp tác với PDR là Ngân hàng TMCP Đông Á (Vốn đang trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN).

+Trong ĐHCĐ của PDR được tiến hành sáng 25/03/2016, HĐQT công ty đã nhất trí với mục tiêu lợi nhuận 300 tỷ đồng trong năm 2016. Như vậy với tính toán của chủ tịch Nguyễn Văn Đạt cùng ban lãnh đạo công ty, thì khả quan nhất, PDR sẽ chỉ có thêm chừng này tiền để tiến hành tăng vốn. Đó là chưa kể tới khoản nợ 408 tỷ tới hạn trả của PDR ở Đông Á cũng sẽ là áp lực không nhỏ đối với công ty BĐS này trong năm tài chính 2016.

+Ngoài ra, PDR có thể tính tới phát hành thêm cổ phiếu, cách đã giúp họ tăng hơn 650 tỷ đồng vốn điều lệ - tương đương hơn 65 triệu cổ phiếu phát hành trong năm 2015.

+ Tuy nhiên ngoại trừ chủ tịch Nguyễn Văn Đạt (mua ròng 46,6 triệu cp, nâng TLSH từ 58,99% lên 61,16%) và con trai là ông Nguyễn Tấn Danh (mua ròng 2,8 triệu cp, nâng TLSH từ 0% lên 1,38%), thì hầu như các cổ đông lớn còn lại đều giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần PDR trong năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý, 2 quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited và Amersham Industries Limited đều ngừng ‘ôm’ cổ phiếu PDR, giảm TLSH xuống còn 4,22% và 1,75% so với lần lượt 5,99% và 2,46% hồi đầu năm ngoái.

+ Nói vậy để thấy rất khó để PDR có thể tiến hành thêm một đợt phát hành cổ phiếu trong năm nay. Và trên thực tế, trong nghị quyết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 vừa được công bố cuối tuần trước, HĐQT công ty cũng không có bất cứ kế hoạch phát hành thêm vốn nào từ giờ tới cuối năm.

Vậy PDR sẽ lấy tiền từ đâu để đổ vào Hiệp Phát?

OTHER NEWS

Tại ngày 31/3/2017, BIDV đang có hơn 16.250 tỷ đồng nợ xấu, tăng 12,63% so với đầu năm, trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 7.227 tỷ đồng, tăng 4,6%. 

Read more

PS: CASINO HỒ TRÀM CŨNG VẮNG HEO !

Read more