TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất đã được kiểm toán năm 2015, theo đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 34.05,96 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.215,77 tỷ đồng giảm rất mạnh so với 3.158,58 tỷ đồng năm 2014, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) giảm sâu so với ba năm trở lại đây xuống còn 636 đồng/cổ phiếu (năm 2014 đạt 1.895 đồng/cổ phiếu).

Tuy các chỉ số về lợi nhuận và EPS giảm mạnh nhưng doanh thu lại tăng hơn 22% so với năm 2014 và tăng mạnh so với các năm trước.

Đầu tư mạnh mẽ hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và bán lẻ

Soi xét BCTC năm 2015, yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự sụt giảm lợi nhuận của công ty mẹ là giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp, chiếm hơn 22.338,33 tỷ đồng tăng gần 30% so với năm 2014. Trong đó, giá vốn hàng bán tại siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cửa hàng bán lẻ tăng đột biến từ 396,76 triệu đồng cuối năm 2014 tới gần 3.763 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2015.

Sau nhiều năm rất thành công trong việc cung cấp mặt bằng bán lẻ, với hệ thống các trung tâm thương mại có quy mô mang thương hiệu Vincom, Vingroup đã nhảy vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Vingroup đã đổi tên công ty Ocean Retail thành Công ty cổ phần Siêu thị VinMart sau khi mua lại 70% cổ phần từ Ocean Group vào tháng 10/2014 và phát triển với hai thương hiệu mới là VinMart và Vinmart+.

Theo đó, Vingroup lên kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên toàn quốc trong 3 năm tới. Hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị từ 3.000 đến 15.000m2 và chuỗi Vinmart+ gồm các cửa hàng tiện ích từ 150 đến 300m2.

Ngay sau đó, để thực hiện kế hoạch của mình, VinMart đã mua toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị Vinatexmart với 39 cửa hàng trên 19 tỉnh thành trong cả nước của Công ty TNHH MTV Thương mại và Thời trang Việt Nam thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Chưa kể đến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) khác, giá vốn mà Vingroup đã phải chi ra là rất nhiều cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ của Vinmart.

Vào tháng 10/2015, hệ thống siêu thị 20 năm tuổi Maximax đã bất ngờ được chuyển nhượng cho Vingroup từ Công ty Cổ phần đầu tư An Phong, đơn vị sở hữu Maximax với tổng số tiền khoảng 1.835 tỷ đồng (Vingroup đã trả trước 1.002 tỷ đồng năm 2015).

Động thái bất ngờ của Vingroup khi mua lại Maximark là một phần trong chiến lược mở rộng vào thị trường bán lẻ, tăng nguồn cung diện tích cho thuê mặt bằng bán lẻ vốn là điểm mạnh của tập đoàn này trong nhiều năm qua.

Với quyết tâm “vẽ lại” thị trường bán lẻ Việt Nam, không khó để lý giải việc tăng đột biến giá vốn bán hàng vào lĩnh vực này, khiến lợi nhuận của Tập đoàn này giảm sụt mạnh.

Bên cạnh đó, giá vốn cung cấp dịch vụ khách sạn, du lịch... cùng giá vốn cung cấp dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan cũng tăng mạnh so với năm 2014, tổng cả hai tăng gần 1.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý là giá vốn bất động sản chuyển nhượng, mảng chủ lực của Tập đoàn này,  giảm hơn 1.100 tỷ đồng so với năm 2014.

Tăng mua bán và sáp nhập (M&A), tăng chi phí quản lý và bán hàng

Năm 2015 có thể coi là năm thành công về mặt chi phí tài chính của Vingroup khi chi phí lãi vay đã giảm hơn 311 tỷ đồng so với năm ngoái, tuy nhiên chi phí bán hàng tăng hơn 2.200 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 1.700 tỷ đồng đã đánh tụt lợi nhuận của Vingroup.

Việc tăng chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong BCTC hợp nhất phần nào chịu tác động M&A của Vingroup, mặc dù các thương vụ M&A hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho những năm tiếp theo.

Danh sách các công ty mà Vingroup đã M&A đa dạng trong các lĩnh vực như Bất động sản, vận tải... trong đó có những cái tên như Công ty Triển lãm Giảng Võ, Bất động sản Ánh sao, Ngôi sao xanh, Metropolis Hà Nội, VinatexMart, Vin Tây...

Trong đó, việc trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Triển lãm Việt Nam (VEF) với 83,32% cổ phần đang nắm giữ đã mang lại thành công ngay lập tức cho Tập đoàn, giá trị cổ phiếu của VEF đã tăng gấp 6 lần tính đến thời điểm 31/03/2016. Trước đó Vingroup đã thu về hàng trăm tỷ từ việc bán hơn 10 triệu cổ phiếu VEF trong tháng 01/2016, lợi nhuận dự kiến sẽ được hoạch toán vào Quý I/2016.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất năm 2015 còn có khoản tiền phạt mà công ty phải gánh lên tới 838,917 tỷ đồng, tăng gần 700 tỷ đồng so với năm 2014, cũng là một trong những yếu tố nữa tác động làm giảm lợi nhuận chung của Tâp đoàn.

Quy mô ngày càng phình to và khi mà hàng tồn kho nhiều cùng với các thương vụ M&A chưa mang lại giá trị ngay đã tạo ra nghịch lý về doanh thu và lợi nhuận của Vingroup. Và xét ở góc độ dài hạn, nhà đầu tư có quyền hi vọng vào mức doanh thu, lợi nhuận và lợi tức tốt hơn cho Tập đoàn này trong tương lai.

OTHER NEWS

Đằng sau mỗi cơn sốt bất động sản là nhiều câu chuyện bi hài của thị trường. Không ít người giàu lên khi tranh thủ được thị trường nhưng cũng nhiều dự án tan hoang, gia đình điêu đứng vì lao theo địa ốc.

Read more
Read more