TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Tỷ lệ trích lập và công thức tính số tiền dự phòng rủi ro.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tỷ lệ thuận với các nhóm nợ, theo đó, đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 tỷ lệ trích lập tương ứng là 0 %, 5%, 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ trích lập này được áp dụng đối với các nhóm nợ được phân loại theo cả phương pháp định lượng và định tính.

- Số tiền dự phòng cụ thể các tổ chức tín dụng phải trích lập được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Như vậy, với quy định nêu trên, việc xác định số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào số nợ gốc của khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của tài sản bảo đảm sẽ được sử dụng để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể, mà chỉ những tài sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Tổ chức tín dụng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

- Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ chức tín dụng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm. 

Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó (C) phải coi là bằng không (0).

- Bên cạnh việc trích lập tỷ lệ dự phòng cụ thể, các tổ chức tín dụng còn phải thực hiện trích lập và duy trì sự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2-Sử dụng dự phòng.

+ Khi xảy ra các trường hợp sau đây, tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.

+Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

+ Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

+ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

+ Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

+ Với các quy định nói trên, ngân hàng nhà nước đã đặt ra những yêu cầu buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện để đảm bảo an toàn trong quá tình hoạt động, hạn chế rủi ro từ khách hàng vay, xuất phát từ vai trò quan trọng đặc biệt của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Cũng với quy định này, buộc các tổ chức tín dụng phải đặt ra những yêu cầu trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động cho vay và tài sản sử dụng để thế chấp các khoản vay, giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro.

OTHER NEWS

Bao gồm 5,35 triệu cổ phiếu OGC (Tập đoàn Đại Dương) và 1,75 triệu cổ phần OCH (Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương) Theo thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (SDCon) đã chuyển 5,35 triệu cổ […]

Read more

PS: NHÌN VÀO  % NỢ NGẮN HẠN CỦA CÁC “TAY TO” NHƯ SSI, HSC, VCBS, ETC…LÀ HIỂU LIỀN !Câu trả lời phụ thuộc vào việc 17.000 tỷ đồng margin trên thị trường hiện nay do ai cung cấp. Nếu phần lớn lượng margin này do các TCTD cung cấp, thì đó là tin xấu đối […]

Read more