TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Dear All,

CS No.906 được post nhằm 2 mục đích: 1-Kiểm chứng “quẻ bói “ của tôi cách đây khá lâu khi “Bầu Đức” rút khỏi BĐS Việt Nam (Chuyển qua Myanmar ,là xứ sở tôi có nhiều “kỷ niệm “ khi còn tên gọi “Liên bang XHCN Miến Điện” và tôi công tác tại Cơ quan lãnh sự nước này tại Hà Nội, rồi năm 2011 tôi thực hiện 1 cuộc “Due Diligence / Khảo sát điều tra thị trường”, và Bầu Đức mở rộng quy mô hoạt động sang lĩnh vực nông nghiệp bằng việc thành lập HNG với ngành nghề cốt lõi ban đầu là trong cao su,lĩnh vực mà từ năm 1976-1977 tôi đã dầy công nghiên cứu cùng với các chuyên gia hàng đầu thuộc Viện quan hệ quốc Moscow (MGIMO), thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô cũ, để viết thành Luận văn tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc !Hihi… ) ; and 2-Thử dùng “Công thức 3M” do công ty 4C ADVISORS “sáng chế”(!?) để tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi về HAG/HNG và “Tập đoàn của Bầu Đức”:

(i)“Major” : Ngành nghề cốt lõi của Bầu Đức có “tương lai” trung và dài hạn không: Khai thác khoáng sản? Thủy điện? BĐS ? Cao su ? Mía đường ? Nuôi bò ? etc…trong tương tác với các yếu tố ngoại ứng/externatilies như giá dầu mỏ, cạnh tranh với nông sản nhập khẩu miễn thuế theo các FTA và có thể cả TPP, etc…

(ii)“Money”: Vốn ? Nhìn vào BCTC của HAG/HNG,….thì thấy ngay : Bầu Đức dựa quá nhiều vào OPM (Other People Money =Tức vốn huy động dưới dạng vay ngân hàng + Huy động qua phát hành thêm cổ phiếu + Phát hành trái phiếu),cho nên rũi ro chi phí tài chính + cashflow là vô cùng lớn khi các yếu tố ngoại ứng/externatilies “cộng hưởng” với các rủi ro nội địa vừa kinh tế vừa chính trị!

(iii) “Management”:Quản trị/Điều hành ? Mô hình của “Tập đoàn Bầu Đức” có dựa vào “gia đình/bạn hữu/đồng hương trị” hay “outsourcing/thuê ngoài” nhằm tách quyền/lợi của chủ sở hữu” ra khỏi “quyền/lợi của người ĐIỀU HÀNH LÀM THUÊ “ không ? Nhìn vào việc Bầu Đức dùng vốn ,chủ yếu là vốn vay, của HAG cho HNG vay lại cũng như cho các công ty con, cháu ,CBCNV vay theo kiểu …”Trust me!” (Cứ tin tôi đi ! Hay còn gọi là “Tín chấp” ) (FYI: Như báo “An ninh tiền tệ.online “thuộc Hội luật gia Việt Nam đã từng “lộ” ra !?)  cũng có thể “đọc” được các rủi ro tiềm ẩn dẫn đến tình cảnh ngày hôm nay 8 ngân hàng, nhất là BIDV, phải cầu cứu tới NHNN và Chính phủ! Không thể không đặt ra câu hỏi sau:Có thực Bầu Đức và 8 ngân hàng chủ nợ của “Tập đoàn Bầu Đức” KHÔNG Ý THỨC ĐƯỢC các rủi ro nêu trên hay vì Bầu Đức quá tự tin rằng “nếu có chuyện gì thì NHNN + Chính phủ sẽ chìa tay ra …cứu như đã từng xảy ra với các “Ngân hàng mua 0 đồng”?? Hay Bầu Đức lỡ tin lời bác Nguyễn Quang A?? Cho dù bác NQA từng là “người quen,chứ không lạ” của tôi khi tôi còn làm Cố vấn cho ngành dệt may Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước?! (FYR: http://tiepthithegioi.vn/goc-nhin/ca-phe-sang/ts-nguyen-quang-a-hay-de-cho-hoang-anh-gia-lai-yen)

1-Theo thông tin trên nhiều tờ báo, NHNN vừa có phương án trình Thủ tướng về nguyên tắc trong trường hợp tái cơ cấu nợ của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

2-Hai điểm đáng lưu ý trong văn bản này là :

 

Xin giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ quan trọng của HAG và;

+Xem xét việc tái cấp vốn của NHNN đối với các ngân hàng thương mại để hỗ trợ những khoản nợ trên.

3-Sẽ có ba trường hợp có thể xảy ra:

 

+ Trường hợp thứ nhất: Nếu Chính phủ đồng 2 điểm trên

-        Hẳn HAG sẽ tạm thời được “giải cứu”, các nhóm nợ sẽ được giữ nguyên, NHNN và các NHTM, HAG sẽ ngồi lại và đưa ra lộ trình rõ ràng để cơ cấu các khoản vay của HAG, thời gian và phương thức trả lãi có thể linh hoạt để “dễ thở” hơn cho doanh nghiệp.

-        Có thể thấy, nếu xảy ra trường hợp này, NHNN, NHTM và bản thân HAG đều vui.

-        NHNN sẽ tránh được một khoản kha khá nợ xấu “ném” vào hệ thống, NHTM cũng sẽ tránh được việc phải trích lập thêm dự phòng với các khoản nợ nói trên (nếu chuyển nhóm nợ, số tiền trích lập dự phòng của NHTM sẽ tăng).

-        Và trường hợp được tái cấp vốn đối với các khoản nợ của HAG, NHTM cũng sẽ “không buồn” với lãi suất tái cấp vốn mà NHNN đưa ra.

-        Đồng thời, khả năng “tiếp tục hoạt động” của HAG là tạm thời ổ định và khi đó HAG mới có thể tính đến chuyện tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình đối với các NHTM.

-        Tất nhiên, người vui nhất trong trường hợp này có lẽ là HAG và các chủ nợ + cổ đông/trái chủ : bởi khi đó xếp hạng tín nhiệm của DN được giữ nguyên, HAG sẽ tiếp tục được vay vốn để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời sẽ tránh được một khoản lãi phạt khi không bị chuyển nhóm nợ.

-        HAG sẽ có thời gian và nguồn lực để giải quyết các vấn đề nội tại của mình.

+Trường hợp thứ hai: Chính phủ bác hết các đề xuất của NHNN.

-        Khi đó, ngoài nỗ lực của chính mình, HAG chỉ còn biết cầu viện vào sự hỗ trợ, đồng thuận và tình thương của các chủ nợ,cổ đông,trái chủ.

-        Nhưng :Thực tế là hình thức và bản chất các khoản nợ của HAG tại các chủ nợ không hẳn đã giống nhau.

-        Có những ngân hàng phần nào “nắm đằng chuôi” khi vẫn giữ trong tay những tài sản đảm bảo đủ tốt. Họ sẵn sàng xử lý tài sản đảm bảo để dứt điểm thu hồi vốn, thay vì việc phải tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.

-        Nhưng bên cạnh đó, lại có những NH “sa lầy” trong chính khối tài sản đảm bảo mà họ nhận về. Dễ nhận diện nhất là tài sản đảm bảo dưới dạng các cổ phiếu của HAG, HNG và các công ty khác của “bầu” Đức.

-        Thời gian qua, khi một số nhà băng khi tiến hành bán giải chấp cổ phiếu của nhóm công ty HAGL, ngay lập tức thị trường phản ứng tiêu cực. Thị giá cổ phiếu liên tục sụt giảm khiến giá trị tài sản đảm bảo tại các nhà băng khác bị hao hụt, và hàng loạt những hệ lụy kéo theo. Chưa kể đến việc khó khăn trong thanh khoản ở nhiều hạng mục tài sản đảm bảo là cổ phiếu của các công ty có liên quan khác, khiến các chủ nợ khóc dở mếu dở.

-        Trường hợp này, nếu diễn ra, trước hết sẽ là bi kịch thực sự với HAGL, khi mà câu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của DN này đã được đơn vị kiểm toán nhấn mạnh trong báo cáo tài chính gần đây.

-        Đó cũng không chỉ là kịch bản không mong muốn của 8 ngân hàng chủ nợ hiện tại của HAGL. An toàn hệ thống tất nhiên là một biến số quan trọng mà NHNN đã tính đến khi tham gia dàn xếp câu chuyện nợ nần này. Được biết, nợ ngân hàng của HAG hiện khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

-        Cuối cùng, trong kịch bản này, phương án biến nợ thành vốn chủ sở hữu sẽ là một hướng nên được cân nhắc.

+Trường hợp thứ 3: chấp thuận một nửa, có nghĩa là chỉ đồng ý đề xuất giữ nguyên nhóm nợ mà không đồng ý phương án tái cấp vốn.

- Theo quan điểm của người viết, lựa chọn này tỏ ra khả dĩ hơn.

 

KL:

 

1-Với bất kỳ trường hợp nào, nó vẫn tạo ra nguy cơ về một một tiền lệ không hay trong công tác quản lý kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp dân doanh như HAG và các công ty “con,cháu” của HAG!

 

+ Nếu trong tương lai lại có những “Tập đoàn dân doanh” rơi vào tình cảnh như HAG thì Chính phủ có thể ….làm ngơ được không?

+ Một thực tế đáng ngại, rằng HAG vẫn chưa phải là con nợ lớn nhất trong hệ thống tín dụng. Cùng với đó, cũng chưa có gì chứng minh HAG là DN khó khăn nhất hiện nay.

 

+ Mặc dù rằng ông Trần Bắc Hà,Chũ tịch BIDV,chủ nợ lớn nhất của “Bầu Đức” đưa ra 2 lý do để “cứu “ HAG:

 

-Các đồn điền cao su,mía đường,etc….của HAG/HNG dọc biên giới “có ý nghĩa an ninh quốc phòng”; Và

-BIDV cho vay là thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ!

2-Thậm chí, nếu “vế” tái cấp vốn được chấp thuận,thì lấy từ nguồn vốn nào? Nếu lấy từ ngân sách thì không loại trừ việc sẽ nảy sinh một số “dị nghị” liên quan đến hoạt động sử dụng vốn ngân sách?

3-Trước thời điểm trình Quốc hội Khóa XIV phê duyệt TPP vào Tháng 7 tới :

+ Thế giới sẽ “suy diễn” thế nào về cái “thông điệp” :Quyết tâm tái cơ cấu, lành mạnh hóa đến nơi đến chốn hệ thống hệ thống các tổ chức tín dụng?

+ Chính phủ , NHNN cũng phải đảm bảo và tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng, công bằng cho các thành viên thị trường ?

OTHER NEWS