TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Điều luật 50 trong Hiệp ước Lisbon của EU:

+ Khổ đầu tiên của Điều 50 viết: “Mọi thành viên có thể tự quyết định rút khỏi Liên minh theo trình tự quy định bởi hiến pháp của mình”, và đây thực tế là lần đầu tiên EU phải đối mặt với một kế hoạch “ly hôn” thế này.

+ Điều khoản này nêu lên quá ít chi tiết về cách thức tiến hành quá trình rời bỏ liên minh của một thành viên; 

+Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng quy định:

 “một nước thành viên muốn rời khối phải thông báo cho Hội đồng châu Âu (gồm 28 lãnh đạo của các nước thành viên, hiện do Chủ tịch Donald Tusk đứng đầu) về ý định của mình”.

+ Tuy nhiên, nội dung này lại không quy định thời điểm một nước thành viên phải ra thông báo chính thức, và đây đã trở thành “chướng ngại vật đầu tiên” sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu ý dân hôm 23.6.

2- Dù sao đi nữa:

+ Cũng không có ràng buộc pháp lý nào về việc Thủ tướng Anh phải làm điều này. Về mặt lý thuyết, ông Cameron hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả trưng cầu và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới trong Quốc hội, vốn chiếm đa số bởi các nghị sĩ ủng hộ EU.

+ Nhưng cho đến nay, mọi diễn biến đang cho thấy ông Cameron dường như không đi theo hướng giải quyết này.

+ Ngày 24.6, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 tới và chính phủ mới của nước Anh sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán rời bỏ. Ông Cameron nói: “Tôi cho rằng điều nên làm là để tân thủ tướng đưa ra quyết định về thời điểm tiến hành Điều 50 và khởi động tiến trình pháp lý để Anh chính thức rời EU”.

+ Điều 50 chưa từng được sử dụng trong suốt lịch sử EU và được viết ra tại thời điểm mà việc một thành viên nào đó rời bỏ liên minh có vẻ như là điều “không tưởng”.

+ Trung tâm của sự chú ý hiện nay là cuộc tranh cãi giữa London và các thành viên còn lại của khối về thời điểm và cách thức mà nước Anh sẽ rời bỏ liên minh.

+ Cũng theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon về EU, việc Anh tuyên bố về kế hoạch rời EU sẽ chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm để hai bên xây dựng một thỏa thuận cho việc chia tách này.

+ Sau đó, “các hiệp ước sẽ dần mất hiệu lực với quốc gia yêu cầu được ra khỏi liên minh”, hay nói đơn giản, là “Brexit” sẽ chính thức bắt đầu.

+ Về lý thuyết, tiến trình đàm phán có thể sẽ được kéo dài nếu cần thiết, nhưng chỉ với điều kiện là cả Anh và 27 nước thành viên còn lại cùng đạt đồng thuận.

+“Brexit” cũng cần 27 quốc gia thành viên còn lại của EU thông qua thỏa thuận rút khỏi liên minh của Anh với “đa số đủ”, và sau đó Nghị viện châu Âu cũng bỏ phiếu để thông qua với đa số cần thiết

+ Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng nhấn mạnh một nước từng là thành viên EU có thể tìm cách tái gia nhập liên minh, theo các quy định của Điều 49.

+ Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc quá trình xét duyệt tư cách thành viên sẽ bắt đầu từ con số 0, tương tự cách mà các nước thành viên như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Albania từng làm. 

3-Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng việc thông báo về kế hoạch rời bỏ này nên diễn ra “càng sớm càng tốt” để giảm thiểu các bất ổn do việc Anh rời bỏ EU gây ra.

+ Các nhà lãnh đạo EU cũng cho rằng, Thủ tướng Cameron nên làm điều này ngay trong hội nghị thượng đỉnh EU từ 28-29.6 tới.

+Tuy nhiên, có một điều rõ ràng theo quy định của Điều 50 là chỉ có nước thành viên đang có ý định rời khối mới có quyền quyết định thời điểm ra tuyên bố chính thức, và bởi vậy Brussels không được phép gây áp lực cho Anh trong việc này. Ông Jean-Claude Piris, hiện đang làm việc tại Viện Delors ở Brussels cho rằng “hoàn toàn bình thường và dễ hiểu” khi Thủ tướng Cameron muốn chờ tới khi người kế nhiệm chính thức tiếp quản công việc và để đảm bảo EU “không bức tử nước Anh”.

4-Chuyên gia pháp lý David Allen Green của tờ The Financial Times cho rằng, những gì xảy ra sau cuộc trưng cầu kỳ này sẽ là vấn đề mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý. Chính phủ Anh có nhiều lựa chọn:

+ Thứ nhất, hoàn toàn bỏ qua kết quả trưng cầu.

+ Thứ hai, để cho Quốc hội bỏ phiếu nội bộ quyết định.

+ Thứ ba,  đàm phán lại với EU để lấy các điều khoản có lợi cho nước Anh và tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ hai.

 

KL: Dù sao đi nữa, việc các nước EU tiến hành trưng cầu nhiều lần liên tiếp cho đến khi nhận được kết quả “đúng” cũng đã từng diễn ra không ít lần.

http://cafef.vn/4-cach-de-nuoc-anh-o-lai-eu-20160626092545683.chn

4 cách để nước Anh ở lại EU

Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc, nhưng theo luật điều đó không buộc người Anh phải rời EU ngay lập tức. 4 cách sau đây sẽ giúp 16,1 triệu cử tri Anh - những người mong muốn Anh ở lại EU có thể chuyển bai thành thắng.

1-Lờ đi cuộc trưng cầu dân ý;

 

 

2. Yêu cầu chính phủ thay đổi luật bỏ phiếu, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2;

 

3. Tổ chức Tổng tuyển cử;

4. Dùng đàm phán để cải thiện tình hình;

OTHER NEWS

Read more

DỊCH Ý : NATO & NỘI CÁC TRUMP (MR.DOOM BÌNH : QUAN NIỆM CỦA TRUMP GỒM: 1-CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN PHẢI TĂNG ĐÓNG GÓP ĐỂ GIẢM BỚI GÁNH NẶNG TÀI CHÍNH CỦA HOA KỲ,TỪ 22% XUỐNG 16% ; 2-EU PHẢI LIÊN THỦ VỚI MỸ CHỐNG ĐCS TQ,CHỨ KHÔNG “ĐI ĐÊM VỚI TQ” SAU LƯNG MỸ […]

Read more