TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Các chuyên gia phân tích kinh tế độc lập lại có chuyện để thảo luận sôi nổi khi mới đây Bộ Tài chính Mỹ công bố danh sách 50 quốc gia sở hữu nhiều nhất trái phiếu chính phủ nước này.

+ Các góc nhìn đa chiều xoáy vào con số tối thiểu 12 tỉ USD giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ mà Việt Nam đang nắm giữ.

+ Hầu hết các phân tích đều xoay quanh đánh giá một nước có GDP xếp hạng 49 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người mới chạm mức 2.110 USD/năm, thì việc cho nền kinh tế số 1 thế giới “vay” (hay nói cách khác, Việt Nam mang số vốn tương đương 264.000 tỉ đồng đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ) là ít hay nhiều, nhất là trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực kiểm soát nợ công? Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài chính Mỹ còn mở ra một vấn đề quan trọng khác liên quan đến cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào thời điểm hiện tại, không chỉ bao gồm ngoại tệ tiền mặt.

2-Ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong việc điều tiết lượng cung tiền, đảm bảo an ninh tiền tệ.

+ Dự trữ ngoại hối cũng được ngân hàng trung ương dùng làm công cụ chống đỡ trước những cú sốc lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ hoặc cán cân thanh toán.

+ Tuy nhiên, con số chính thức về dự trữ ngoại hối của Việt Nam, hay kể cả lượng vàng vật chất dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại, đều chưa được công bố qua các báo cáo chính thức.

3-Mặc dù vậy, nếu phân tích dựa trên việc tham khảo chéo giữa 2 báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2015, giới chuyên gia kinh tế có thể hình dung phần nào tỉ trọng và cơ cấu của các loại tài sản trong danh mục dự trữ ngoại hối hiện nay.

+ Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại hối của một quốc gia, thường được quản lý bởi ngân hàng trung ương, sẽ bao gồm nhiều loại tài sản đa dạng như tiền mặt và tiền gửi thuộc nhóm các ngoại tệ mạnh như USD, bảng Anh, euro, yen; vàng vật chất; các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ nước ngoài; tín phiếu; các chứng khoán khác.

+ Các nền kinh tế lớn thường đứng ở tốp trên trong danh sách các quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối mạnh như Trung Quốc (3.900 tỉ USD), Nhật (1.300 tỉ USD), Ả Rập Saudi (672 tỉ USD), Thụy Sĩ (600 tỉ USD).

4- Dựa theo báo cáo mới nhất của ADB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2014 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, lên tới 34,6 tỉ USD, tăng gần 4 lần so với năm 2005. Trong đó, có 3 thành phần chính cấu thành nên dự trữ ngoại hối quốc gia gồm vàng vật chất (trị giá 380 triệu USD); tiền ngoại tệ (33,8 tỉ USD) và tiền SDRs (390 triệu USD).

+ Trong vòng 1 thập kỷ qua, tỉ trọng của SDRs (một loại tài sản dự trữ quốc tế do IMF tạo ra năm 1969 có giá trị trao đổi linh hoạt được định giá trên rổ tiền cơ sở gồm đồng USD, yen, euro, bảng Anh) đang không ngừng tăng lên. Hiện tại, vị thế của SDRs trong tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, theo ghi nhận của ADB, đã ngang bằng với giá trị lượng vàng vật chất mà Chính phủ đang nắm giữ.

+ Như vậy, nếu đối chiếu chéo với báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ thì trong lượng ngoại tệ dự trữ gần 33,8 tỉ USD năm 2014 của Việt Nam, không ngoại trừ khả năng gần 30% là trái phiếu chính phủ Mỹ. Như vậy, dự trữ ngoại hối quốc gia có thể chứa đến 1/3 là giấy tờ có giá của các nền kinh tế lớn, chứ không phải hoàn toàn là ngoại tệ tiền mặt. Chỉ tính riêng trái phiếu của Mỹ đã có giá trị lên đến 12 tỉ USD, vậy một câu hỏi đặt ra là trái phiếu của các nền kinh tế mạnh khác như các nước châu Âu, Nhật sẽ có tỉ trọng bao nhiêu nữa?

5- Quan trọng hơn, sức khỏe nền tài chính quốc gia, nếu chỉ xét riêng qua lăng kính dự trữ ngoại hối, còn lại bao nhiêu là ngoại tệ tiền mặt - loại tài sản có thanh khoản cao nhất khi dễ dàng sử dụng để đối phó với các cú sốc tài chính trong ngắn hạn?

+ Bởi lẽ, con số 12 tỉ USD chỉ phản ánh số trái phiếu chính phủ Mỹ có kỳ hạn dài trên 10 năm mà Việt Nam sở hữu hiện đang lưu ký tại các ngân hàng đặt tại Mỹ.

+ Như vậy, trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc các kỳ hạn dài khác, hoặc các kỳ hạn dưới 10 năm, mà Việt Nam đang lưu ký ở nơi khác (bên ngoài lãnh thổ Mỹ) chưa được thống kê, nếu có.

+ Năm nay, Việt Nam được hầu hết các tổ chức quốc tế đánh giá sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong khoảng 6,3-6,7%. Tuy nhiên, nền kinh tế lại đối diện với thách thức nợ công và bội chi ngân sách. Để vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không chảy ra khỏi nền kinh tế nội địa, khi lực đỡ chung của các thị trường mới nổi đang giảm sút theo sự xuống dốc của nền kinh tế Trung Quốc, thì việc đẩy mạnh dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm đảm bảo an ninh trước những cú sốc bất ngờ là điều cực kỳ quan trọng.

+ Trong một diễn biến khác, sức mạnh của dự trữ ngoại hối được đo lường thông qua cán cân thương mại mà chuẩn tối thiểu có giá trị bằng 3 tháng xuất khẩu.

+ Năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế Việt Nam đạt ngưỡng 166 tỉ USD, tức tính trung bình mỗi tháng có giá trị gần 14 tỉ USD. Như vậy, theo chuẩn mực tối thiểu quốc tế, lượng dự trữ ngoại hối mà Chính phủ cần duy trì sẽ quanh mức 40-42 tỉ USD.

+ Trả lời báo giới mới đây, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam kể từ đầu năm 2016 đã đạt mức cao kỷ lục 38 tỉ USD (chưa bao gồm vàng).

+ Trong 5 tháng đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào gần 8 tỉ USD và Thống đốc khẳng định dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng còn lại của năm nay.

6- Hãy quay trở lại việc đánh giá quy mô nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của Việt Nam (có giá trị tương đương khoảng 6,3% GDP), cần đặt trên hệ quy chiếu với các quốc gia khác có sức sản xuất tương đương.

+ Số tiền đầu tư này có giá trị ngang bằng với Malaysia và bằng 2/3 giá trị đầu tư của Chính phủ Thái Lan, Indonesia, Singapore. + So với tổng nợ của Mỹ hiện vào khoảng 19.200 tỉ USD (trong đó 6.100 tỉ USD là nợ nước ngoài) thì con số các “chủ nợ” đến từ ASEAN, trong đó có Việt Nam chiếm tỉ trọng không đáng kể.

 

+ Tất nhiên, không ngoại trừ khả năng trong số 12 tỉ USD trái phiếu, có thể không chỉ được mua bằng tiền dự trữ ngoại hối của Chính phủ, mà còn có thể bằng tiền của các cá nhân đến từ Việt Nam, đều được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận trong thống kê.

+Tuy vậy, theo công bố của IMF, dự trữ ngoại hối của 3 nước Indonesia (107 tỉ USD), Thái Lan (175 tỉ USD) và Malaysia (95,6 tỉ USD) đều lớn hơn rất nhiều lần so với Việt Nam, nhưng họ chỉ đầu tư hơn 10% dự trữ ngoại hối quốc gia vào trái phiếu chính phủ Mỹ;

OTHER NEWS

PS: “TÚM LẠI ” :VAY ĐƯỢC BAO NHIÊU THÌ CHO VAY LẠI BẤY NHIÊU !?HEHE….. 1-Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) khối Nhà nước vẫn vượt mức trần 90% theo quy định của NHNN, đạt mức 94,43%. Khối NHTM Nhà nước bao […]

Read more
Read more