TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 PS: THÌ MÌNH CŨNG PHẢI… HƠN THIÊN Ạ CÁI GÌ CHỨ?!!

 Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói "tiêu hoang, xài sang" không chỉ có ở một bộ phận người dân Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) ngày 12/5 do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức.

Theo ông Lịch, dự thảo quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước là cụm từ sử dụng quá rộng, trong khi thực chất ngân sách nhà nước chỉ có hai nơi quyết định là Quốc hội và HĐND các cấp.

Ông Lịch đề xuất luật nên quy định rõ dự toán đã được Quốc hội hoặc HĐND các cấp quyết định, phê duyệt. Việc sử dụng từ ngữ tùy tiện khiến các cơ quan xài tiền một cách tùy tiện.

“Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như VN. Tôi làm việc với Quốc hội Pháp, họ không mời được bữa cơm vì chưa thông qua ngân sách. Ở đây dự thảo viết là cơ quan có thẩm quyền, đó là cơ quan nào?” - ông nói.

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: VN tiêu hoang hơn Mỹ

Còn khi nói về hiện tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng đó là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều kiện phát triển của một dân tộc.

Việc tiêu xài ở Việt Nam đã thành chuyện nổi tiếng trên thế giới. Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt. Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có làm việc với một giáo sư người Pháp khi ông này sang Việt Nam công tác.

Thấy người lái xe hút thuốc ba số 5, ông ấy hỏi: "Lương anh tương đương với bao nhiêu gói thuốc? ". Người lái xe nói lương một ngày mua được 3-4 điếu thuốc. Ông giáo sư ấy thốt lên: "Người Việt tiêu xài còn hơn cả Mỹ!". Thói quen tiêu xài hoang phí của một số người Việt không phải bây giờ mới có. Nó có từ khi trước đổi mới, kể cả lúc nghèo khổ và cực kỳ nghèo khổ. Tôi cho rằng đó là một thói quen xấu, cần phải thay đổi.

Tôi nghĩ cũng chỉ có một phần thôi. Cái chính tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách... “ngẫu nhiên” và phi lao động.


OTHER NEWS

Read more

1-Đánh giá cao việc rục rịch thực hiện Basel II ở Việt Nam, nhưng giới chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên làm rõ kết quả thực hiện thí điểm Basel II để dư luận được biết.   2- Chuyên gia độc lập Nguyễn Trí Hiếu đặt vấn đề: “Dù thực hiện Basel […]

Read more