TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

http://interactive.tinnhanhchungkhoan.vn/2017/thang-6/cuoi-tuan-2.html

Ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC
-5,267 tỷ đồng
Chi tiết
Cổ phiếu FLC: từ 7,230 đ 7,020 đ
Tương ứng giảm: -2,9 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 114.187.150

Cổ phiếu ROS: từ 123.500 đ 105.400 đ
Tương ứng giảm: -14,66 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 289.558.755

Tổng tài sản: 31.391 tỷ đồng

Bà Lê Thị Ngọc Diệp Vợ của ông Trịnh Văn Quyết
-366 tỷ đồng
Chi tiết
Cổ phiếu ROS: từ 123.500 đ 105.400 đ
Tương ứng giảm: -14,66 %
Số cổ phiếu nắm giữ: 20.200.000

Tổng tài sản: 2.129 tỷ đồng

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) hôm nay giao dịch mở cửa ngay vài phút đầu sụt giá hết biên độ là giảm -6,98%. Nếu ở thị trường khác có lẽ mã ROS này giảm đến 40% là chuyện bình thường, hoặc nếu ở Thượng Hải là đóng cửa phá sản rồi. Hãy nhớ rằng, đối với đại gia FLC này như tôi nói là sẽ không có bất cứ một xu lẻ nào của những người Việt định cư ở Mỹ mua sản phẩm của tay mơ Trịnh Văn Quyết này. Dù họ có đẩy giá chứng khoán tăng bằng cách ngăn chặn giá rơi chốt hai đầu theo trò đầu cơ bắt chước các “Hedge Fund” của Mỹ là lập ra hai công ty như CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC), và CTCP Xây dựng FLC Faros.

Đó là FLC đầu tư đóng chốt hai đầu là khi mã ROS này giảm thì mã FLC kia tăng để hạn chế các khoản lỗ tối đa và chiêu dụ người yếu tay nghề, mà chơi trò lừa đảo này cao thâm hơn cả “Hedge Fund”, nó chỉ là trò trẻ con thôi, chả qua được mắt ai cả. vì các “Hedge Fund”, họ đầu tư theo lời ăn lỗ chịu là bằng bộ não và dòng tiền lớn chứ không đầu tư bằng dòng tiền ảo như FLC này.

Công ty FLC này của Trịnh Văn Quyết đi lên thực tế là không cần vốn liếng mà là lấy đất chùa, đất của người dân, của quốc gia với các dự án bỏ 1 đồng lời 100 đồng, hay cả 1000 đồng là lấy đất của người dân là tài sản quốc gia làm lời cho một nhóm người nào đó rất bí ẩn, kể cả phá rừng phòng hộ xây biệt thự nghỉ dưỡng,…

Đó là họ cần phải có sự lựa chọn khó khăn là cần minh bạch thị trường

Việc Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT vừa có quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt để tiến tới lấn sân sang lĩnh vực hàng không thì đúng là chuyện hài của thế kỷ, vì đầu tư vào hàng không thường là rất tốn kém về vốn tự có và thường là phải do đối tác cấp máy bay như Boeing Co (NYSE: BA), hay Airbus SE (EPA: AIR) cùng chính phủ quốc gia đó bão lãnh, còn thuê may bay thương mại thì rất khó ai đảm bảo cả. Vì đầu tư vào hàng không cần vốn hóa lớn, minh bạch và chi phí bảo hiểm lớn,.. đó là vốn liếng ban đầu của công ty này có mười mấy tỷ VND và phải đổi tên nhiều lần, và chỉ nổi lên gần đây khi giá cổ phiếu thổi lên hơn 1000% chỉ có thời gian rất ngắn vì đầu tư vào các dự án đất rất mờ ảo là “đất vàng”, đất của quốc gia, thậm chí là đất của trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND TP Hạ Long mà Tập đoàn FLC xin chủ trương xây dựng một tổ hợp tháp đôi 45-50 tầng tại vị trí đất vàng mà không muốn bỏ tiền ra mua mà đặt điều kiện xây trước chia tiền sau, đó là chỉ có ai có thế lực rất lớn mới liều lĩnh chống lưng cho FLC này làm chuyện đó.

Đối với hồ sơ mà tỷ phú giấy Trịnh Văn Quyết đã thành công khi chiêu dụ được khối nhà đầu tư ở VN mất tiền. Đó là Trịnh Văn Quyết thông qua hai công ty CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS), và CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC) là họ tắt theo kinh nghiệm đầu tư (đầu cơ) của các ‘Hedge Fund” Mỹ. Hay còn gọi là quỹ đầu tư đối trọng. Đó là họ đầu tư đóng chốt hai đầu là xưa kia mã cổ phiếu FLC, và ROS có hiện tượng tăng giảm bất thường là bất kể khi nào mã ROS giảm thì mã FLC kia tăng, và ngược lại mã FLC kia giảm thì mã ROS tăng.

Trong 2 phiên giao dịch liền vừa qua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết bị đánh sập là vì 2 mã ROS, FLC này bị lộ điểm yếu là cả hai mã này sụt giá cùng lúc là hết còn được đóng chốt hai đầu. Đó là mã ROS này giảm 13,95%, mã FLC giảm 3,34%. Thực tế mã ROS này kể từ khi niêm yết chứng khoán thì giá của nó tăng được 743,2%, tức là vỏn vẹn chỉ có trên dưới 12 tháng thôi. Nếu một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thì họ chả bao giờ đầu tư vào mã ROS này cả, vì hiệu suất giá quá khứ của nó tăng quá mạnh.

Chuyện khó tin nữa là đa số các tín đồ đầu tư chứng khoán ở VN theo trường phái đầu tư ngắn hạn là ưa phân tích kỹ thuật, là họ hay tập trung phân tích kỹ thuật vào cổ phiếu mã ROS này trước đây mà tôi kết luật là nó không bao giờ đúng trong phân tích kỹ thuật của mã ROS này cả. Cho nên họ thua lỗ là chuyện không thể trách ai mà là Trịnh Văn Quyết quá cao tay nên đừng dại dội mà chạy theo nó là mất vốn oan.

Tôi thì hay mỉa mai là đầu tư chứng khoán đâu phải nhất thiết cứ phải lao theo cái mã ROS kia làm gì để bị mất vốn oan. Cái trò trẻ con này đúng là nó vẫn có giá trị ở VN, vì cái thị trường cổ phiếu này chỉ cân vài nhóm lợi ích móc nối với các các nhà cái và kết thân với những kẻ tay chân nằm vùng là người nhà của UBCK Nhà nước là tha hồ thao túng giá cả.

Hãy nhớ rằng, cái TTCK VN đừng tưởng khôn hơn mấy tay đầu tư Mỹ, đó là mọi giao dịch hay thiết kế và phân tích kỹ thuật về chứng khoán hay các vấn đề liên quan đến giao dịch gọi là tài chính, chứng khoán, phái sinh hay các tài sản cơ bản nó đều qua tay thiết kế của những cáo già tài chính Wall Street cả.

Thậm chí là cả Chỉ số MSCI nó là viết tắt của Morgan Stanley Capital International (Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tạo ra), đây là các chỉ số thị trường toàn cầu đầu tiên, được tạo ra vào năm 1968. Ta xem Chỉ số MSCI nó như là chỉ số được sử dụng như là cơ sở cho các quỹ giao dịch trao đổi như ETF.
VN hiện nay vẫn tiếp tục nằm ở chỉ số ẩn chứa nhiều rủi ro, kém phát triển ít hấp dẫn khách đầu tư là "Chỉ số MSCI Frontier Markets Index". Nó bao gồm các nước: Kenya, Kuwait, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Botswana, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Morocco, Nigeria, Oman, Pakistan, Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Ukraine, Tunisia, và Việt Nam. Đối với hồ sơ các thị trường mới nổi, qua Chỉ số MSCI Emerging Market, để theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của các nước, nó bao gồm các nước đang phát triển: Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, United Arab Emirates, và Đài Loan (Trung Quốc đặt được nửa chân vào thị trường này, và chỉ chờ thủ tục nới cổ phiếu hạng A/B trên thị trường Thượng Hải là được vào).

Nếu chính phủ VN hay thấp hơn là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (VN) hay tate Security Commission of Vietnam – SSC muốn được nâng đỡ cao hơn qua chỉ số MSCI Emerging Market thì phải qua cửa ải mà Morgan Stanley bỏ phiếu bình chọn chấp thuận, nên đừng hồ đồ đồ mà qua mắt tôi, cái tên ROS, FLC chỉ là hạng cò con.

Kết luận của tôi là cái UBCK NN hay SSC nên theo dõi hồ sơ mã ROS, FLC này, nếu không thì cứ ngồi yên ở chỉ số MSCI Frontier Markets Index kia, và đừng gân cổ cái lý với ai cả, và cũng đừng điên cuồng đánh sập FB của tôi làm gì cho mất thời gian.

Đó là họ cần phải có sự lựa chọn khó khăn là cần minh bạch thị trường thì quốc tế mới nâng đỡ VN là đưa VN vào thị trường mới nổi nhanh hơn để nền kinh tế huy động vốn dễ dàng qua kênh chứng khoán, đừng để mấy hạt sạn chỉ biết kinh doanh bất động sản vốn ít nợ nhiều đòn bẩy tài chính lớn, không thể xuất khẩu thu về ngoại tệ nâng đỡ cho tỷ giá hối đoái đồng bạc VND có giá mà cản trở VN phát triển, đó là điều đáng tiếc, là về dài nền kinh tế VN vẫn phải dựa vào quá lớn hệ thống tài chính ngân hàng thì sẽ mãi mãi là nước nghèo, vay nợ cao,...

 PS: Trịnh Văn Quyết này phần lớn sở hữu hầu hết cổ phiếu FLC vậy mà giá nó vẫn rơi như vậy thì đúng là khó tin, vì nếu kiểm soát hết cổ phần như vậy họ dễ dàng ngăn chặn giá rơi bằng việc kiểm soát giá cả đó là rất dễ.

OTHER NEWS

Read more

Ngày 22/01/2015, NHTW Châu Âu (ECB) đã công bố kế hoạch khôi phục nền kinh tế Eurozone với việc bơm 60 tỷ EUR (69 tỷ USD) mỗi tháng thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE). Đây không phải là một chính sách xa lạ trong giới tài chính, nó thường được sử dụng […]

Read more