TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Quy định công bố thông tin còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt chưa nghiêm và chưa đủ răn đe đang là kẽ hở khiến nhiều lãnh đạo, cổ đông nội bộ của doanh nghiệp lợi dụng để kiếm lời cho bản thân. Thậm chí quy định lỏng lẻo trong công bố thông tin có thể dẫn đến hệ luỵ là giao dịch nội gián.

 
 

Mới đây, thị trường tài chính đã "rúng động" trước thông tin một lãnh đạo bán "chui" lên đến 57 triệu cổ phiếu, chiếm đến gần 10% vốn của Công ty. Có lẽ đây là thương vụ lớn nhất về số lượng cổ phiếu từ trước đến giờ mà một lãnh đạo đứng đầu một doanh nghiệp thực hiện. Thậm chí cùng thời gian đó một doanh nghiệp liên quan đến lãnh đạo đó cũng thực hiện hành vi tương tự.

Nhiều nhà đầu tư cũng đặt ra câu hỏi liệu giao dịch trên có được coi là giao dịch nội gián hay quy định xử phạt đã nghiêm minh?

Hàng loạt thương vụ bán "chui" cổ phiếu của doanh nghiệp "họ FLC"

Việc các thành viên Công ty của ông Trịnh Văn Quyết và Công ty liên quan thực hiện giao dịch bán "chui" cổ phiếu của các chính doanh nghiệp trong "họ FLC" không còn xa lạ gì với nhà đầu tư. Nhưng với cương vị Chủ tịch tuyên bố một đằng, thực hiện một nẻo của ông Trịnh Văn Quyết bị cơ quan chức năng phát hiện, thật sự khiến nhà đầu tư ngậm trái đắng.

57 triệu cổ phiếu nêu trên chiếm đến 8,94% vốn điều lệ Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC), ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC, bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 65 triệu đồng, một con số không đáng bao nhiêu so với số tiền hơn 400 tỷ đồng chảy vào túi ông Quyết từ giao dịch trên.

Cùng khoảng thời gian bán "chui" cổ phiếu FLC, tại đại hội cổ đông bất thường 2017 (ngày 23/10), ông Quyết còn tuyên bố trước các nhà đầu tư là sẽ mua tối đa 50 triệu cổ phiếu FLC từ nay tới cuối năm. Ngay sau đó, ông Quyết đã đăng ký mua 37 triệu cổ phiếu từ ngày 20/11 - 19/12.

Cùng thời điểm từ 20 - 24/10/2017, Công ty do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị là Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) bán 13,65 triệu cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group mà không công bố thông tin. Lượng cổ phần này chiếm đến 21,06% vốn AMD, con số thật sự khủng!

Sau khi thoái vốn tại AMD thì tới ngày 30/10 ROS mới công bố đã hoàn tất bán. Nhiều cổ đông nháo nhào không hiểu chuyện gì và còn nghi ngờ là có sự nhầm lẫn "bán thành mua" khi ROS bất ngờ thoái vốn tại AMD vì không hề thông tin gì trước đó. Trong khi đó, ông Trịnh Văn Quyết vẫn chưa có bất kỳ công bố thông tin gì về thoái vốn FLC.

 

Quá trình tăng sốc - giảm sâu của AMD và diễn biến của cổ phiếu FLC 6 tháng gần đây (Nguồn: VNDirect)

 

 

Diễn biến ‘lạ’ trong những phiên bán ‘chui’ cổ phiếu FLC và AMD của ông Trịnh Văn Quyết và ROS

Lịch sử từng cho thấy vào tháng 6/2015 UBCKNN từng xử phạt Tập đoàn FLC85 triệu đồng do bán gần 5,7 triệu cổ phiếu KLF của Công ty cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF và báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện được giao dịch mua 2 triệu cổ phiếu HAI của Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I từ ngày 11/2 - 10/3/2015.

FLC thực hiện bán "chui" 5,7 triệu cổ phiếu KLF trong khoảng thời gian KLF lao dốc từ mức đỉnh gần 15.000 đồng/cp xuống còn chỉ khoảng 4.000 đồng/cp sau 10 tháng. Từ 12/2 - 10/3/2015, cổ phiếu KLF xoay quanh mức giá 10.600 đồng/cp, ước tính số tiền FLC thu về khoảng 60 tỷ đồng.

 

Diễn biến giá cổ phiếu từ tháng 11/2014 đến tháng 9/2015 của KLF (giá sau điều chỉnh) (Nguồn: VNDirect)

Liên quan đến giao dịch bán chui cổ phiếu HAI từ 28/1 - 9/2/2015, Công ty KLFđã bán hơn 8,5 triệu cổ phiếu, chiếm đến 24,5% vốn tại HAI mà không hề công bố thông tin. UBCKNN đã xử phạt KLF 85 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ông Lê Thành Vinh - Thành viên Hội đồng quản trị HAI, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị FLC cũng từng có hành vi tương tự. Ông Vinh bán hơn 3,93 triệu cổ phiếu HAI, tỷ lệ gần 11,3% từ 12/1 - 14/2/2015, trong khi ông lại đăng ký bán 7,86 triệu cổ phiếu HAI, tỷ lệ 22,59% vốn từ ngày 15/1 - 22/2/2015.

Chỉ tính riêng KLF và ông Vinh thời điểm đó đã nắm đến hơn 49% vốn HAI. KLF và ông Vinh đã kịp "lén" thoát hàng ở ngưỡng quanh 12.000 - 13.000 đồng/cp trước khi HAI chuẩn bị đà lao dốc về dưới mệnh giá.

Còn nhớ sau thông tin Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hoàn tất thoái 49,96% vốn HAI vào tháng 9/2015 thì cổ phiếu HAI đã liên tục tăng sốc lên gần 23.000 đồng/cp (giá sau điều chỉnh) chỉ sau 2 tháng rồi lại liên tiếp giảm sâu.

 

Diễn biến cổ phiếu HAI thời gian trước và sau khi KLF và ông Vinh bán "chui" cổ phiếu (giá sau điều chỉnh) (Nguồn: VNDirect)

Mới đây thì bà Trần Thu Hiền, em gái ông Trần Quang Huy - Phó Tổng Giám của FLC bị UBCKNN phạt 42,5 triệu đồng do không báo cáo giao dịch mua và bán hơn 2.63 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 13/10 - 29/12/2016.

Thấy gì từ quy định công bố thông tin và giao dịch nội gián?

Theo thông tư 155/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định:

Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng hoặc nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng khi có sự tăng hoặc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu qua các ngưỡng 1% (kể cả trường hợp cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm...) phải công bố thông tin và báo cáo cho UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán và công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ trong thời hạn 7 ngày.

Dường như khoảng thời gian 7 ngày là quá ngắn để nhà đầu tư có nhận biết liệu ban lãnh đạo hay các tổ chức liên quan có phải thực hiện các giao dịch nội gián hay không.

 
 

 thị trường chứng khoán Mỹ, có quy định được gọi là "Rule 10b5-1" được Ủy ban Chứng khoán SEC của Mỹ ban hành nhằm hạn chế tình trạng giao dịch nội gián của các cổ đông lớn, ban lãnh đạo.

Theo quy tắc 10b5-1 cho phép người trong nội bộ có thể thực hiện các giao dịch định được lên kế hoạch sẵn trước khi mua/bán theo luật giao dịch nội gián cũng như nhằm tránh những cáo buộc này.

Ở thị trường chứng khoán Mỹ, không hiếm khi thấy một cổ đông lớn bán một lượng cổ phiếu của mình theo những khoảng thời gian đều đặn. Ví dụ, một Giám đốc của Công ty X có thể chọn bán 5.000 cổ phiếu vào ngày thứ Tư tuần thứ 2 của mỗi tháng.

Để người nội bộ tham gia vào kế hoạch này, cá nhân/tổ chức đó không được phép tiếp cận về thông tin không công bố. Kế hoạch phải tuân theo ba tiêu chí sau:

  1. Phải ghi rõ giá và số tiền (có thể bao gồm một mức giá nhất định) và một mốc thời gian xác định mua/bán.
  2. Số liệu đằng sau việc bán/mua phải có đủ căn cứ, xác định con số toán học cụ thể đằng sau việc xác định giá và ngày.
  3. Kế hoạch phải cho phép người môi giới có quyền quyết định khi nào sẽ thực hiện việc bán/mua miễn là người môi giới không có thông tin nội bộ.

Qua so sánh trên ta có thể quy định hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của Việt Nam còn khá lỏng lẻo. Điều này khiến cho các cổ đông nội bộ, ban lãnh đạo Công ty có thể lợi dụng dễ dàng nhằm trục lợi cho bản thân. Trong khi đó, nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người mù mờ thông tin, dễ bị mất tiền khi chạy theo những giao dịch mà ban lãnh đạo "ngấm ngầm thoát hàng". Riêng diễn biến bất thường tăng sốc, giảm sâu của "họ cổ phiếu FLC" thời gian qua cũng đủ khiến nhiều nhà đầu tư ngậm trái đắng.

Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ răn đe, đặc biệt là quy định về số tiền phạt mà một cá nhân/tổ chức phải chịu khi vi phạm đôi khi quá nhỏ. Số tiền thu về lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng trong khi tiền phạt chỉ vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng.

Theo quy định ở Việt Nam, căn cứ Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính thì chỉ phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng với hành vi không báo cáo khi thực hiện mua/bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn... Về xử phạt giao dịch nội bộ, số tiền cũng chỉ từ 800 triệu - 1 tỷ đồng; còn hành vi giao dịch thao túng thị trường cũng chỉ từ 1 - 1,2 tỷ đồng.

Ở thị trường chứng khoán Mỹ, riêng việc giao dịch nội gián có thể xử lý hình sự, phạt tù đến 20 năm, phạt tiền người nội bộ lên đến 25.000 USD. Còn với hình phạt dân sự thì một cá nhân giao dịch nội gián có thể nộp phạt gấp 3 lần số lợi nhuận thu được.

OTHER NEWS

Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu bán xe các loại chiếm chủ yếu với 12.312 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu cung cấp dịch vụ và bất động sản lại giảm đến 44% so với cùng kỳ, chủ đạt 783 tỷ đồng. Doanh thu hàng hóa và […]

Read more

Russell Roberts Ba đứa con trai của tôi, tuổi từ 7 đến 12, đều mắc bệnh ghiền xe, một chứng bịnh mà nhà kinh tế học John Baden gọi nôm na là chứng “nghiện đồ sắt,” chúng mê tất cả thứ gì mà làm bằng kim loại nói chung, xe hơi, xe đua, xe vận […]

Read more