TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Viện Khoa học Lao động và Xã hội - cơ quan chủ chốt của Bộ LĐTBXH về thống kê thất nghiệp - lại vừa công bố kết quả 'nghiên cứu' về thị trường lao động. Theo đó, gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ phải 'ra đường', nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2,43%.

Cũng vào các năm 2011, 2012, 2013 và 2014, tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc do Bộ LĐTBXH công bố chỉ khoảng 2% - một sự an ủi tuyệt vời cho tình hình kinh tế Việt Nam nếu so với tỷ lệ thất nghiệp 26% ở Tây Ban Nha và 27% ở Hy Lạp vào cùng thời gian.

Song theo một quan chức có trách nhiệm của Quốc hội VN thì "thêm số 0 vào sau 2% vẫn đúng'.

2-Vào năm 2014, con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được báo chí công bố là khoảng 70.000. Như vậy, đối tượng thất nghiệp này đã tăng gấp hơn 2 lần trong vòng một năm qua.

Từ năm 2011 đến nay, bất chấp các báo cáo tô hồng của Chính phủ về tỷ lệ tăng GDP vẫn đều đặn duy trì trên 5% và mới đây còn tăng hơn 6%, nền kinh tế và sức mua của thị trường VN vẫn ảm đạm đến mức suy nhược. Khắp nơi là tràn lan nạn thất nghiệp và bán thất nghiệp.

Vào đầu năm 2014, con số thống kê chính thức cho biết có đến 100.000 doanh nghiệp phải tự giải thể và phá sản do tình hình kinh tế quá khó khăn. Một số chuyên gia phản biện độc lập còn đưa ra con số doanh nghiệp biến mất cao hơn hẳn: 200.000, tức chiếm đến 1/3 trong tổng số khoảng 600.000 doanh ngiệp đăng ký hoạt động.

Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ doanh nghiệp phá sản và giải thể. Nếu mối liên đới này là khớp, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phải lên đến ít nhất 25%.

3-Điều đáng kinh ngạc là trong bối cảnh thê thiết ấy, Bộ LĐTBXH vẫn cắm mặt với những con số tràn đầy lạc quan cùng ru ngủ dân chúng.

OTHER NEWS