Dear All,
Xin trả lời chung câu hỏi của ACE tham gia ONLINE TRAINING :”MAJOR = Ngành nghề cốt lõi” nên hiểu sao cho chuẩn?
1-Đặc trưng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam là:
+ Ngành nghề /lĩnh vực kinh doanh ghị trong Giấy chứng nhận doanh nghiệp ( Mã ngành VSIC) thường đa ngành ;
+ Ngành nghề /lĩnh vực kinh doanh ghị trong Giấy chứng nhận doanh nghiệp thường không phản ảnh những ngành /nghề kinh doanh thực tế (Tức nhiều ngành /nghề kinh doanh đăng ký …lấy lệ/lấy…oai!);
2-Cho nên khi sử dụng “Công thức 3M” của 4C ADVISORS thì nên lưu ý chữ “Major” được hiểu là ngành nghề/lĩnh vực nào mang lại cho doanh nghiệp nhiều lãi ròng (thu nhập doanh nghiệp sau thuế ) nhất ! (Tính theo % trên tổng lãi ròng của doanh nghiệp);
3- Vài ví dụ tham khảo:
+ Vingroup (Mã “VIC”): Là doanh nghiệp BĐS hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi nào?
+ FLC (Mã “FLC”): BĐS ? Đầu tư tài chính??
+ HAG (Mã “HAG”): BĐS ? Trồng cao su ? Thủy điện ? Trông cây ăn trái ? Sản xuất nước ép trái cây? etc…
+ HNG cũng vậy: Nuôi bò ? Cao su? Or what ??
1-Sự nghiêm túc trong đầu tư :
+ Xác định “đầu tư” hay là “chơi” chứng khoán?
- Nếu là “chơi” thì việc lãi lỗ chỉ là một yếu tố nhỏ khi tham gia giống như ta chơi một trò chơi nào đó;
- Còn nếu xác định là “đầu tư” thì tự người tham gia họ đề caotrách nhiệm với đồng tiền bỏ ra.
2-Mục đích “Nhà đầu tư/NĐT “ tham gia thị trường để làm gì?
+ Để làm giàu?
+ Để thử tìm kiếm một cơ hội kinh doanh?
+ Để thỏa sự tò mò, hoặc đơn giản là để chơi cho biết?ETC…
3-Lập kế hoạch phân bổ nguồn lực/ACTIONS PLAN:
+Thời gian?
+Công sức;
+Tiền bạc?
Etc…
4-Kiến thức :
+ Không chỉ riêng với chứng khoán, ở bất kỳ lĩnh vực nào, khi tham gia đầu tư người đầu tư cần phải hiểu cách thức vận hành của lĩnh vực đó.
+ Đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán, tìm hiểu và hiểu rõ các quy định cơ bản của thị trường sẽ hạn chế những rủi ro và họ có thể mua / bán được ở mức giá tốt nhất có thể.
+ Những kiến thức cơ bản về các lệnh giao dịch, đơn vị yết giá, lô giao dịch, phiên giao dịch, rồi thì tính biên độ trần sàn, điều chỉnh giá khi hưởng quyền,…những kiến thức cơ bản này không khó và không xa lạ với nhà đầu tư lâu năm, nhưng nếu tham gia thị trường mà chưa có những kiến thức này sẽ khiến nhà đầu tư mới lúng túng, do dự và có thể lỡ cơ hội đầu tư hoặc thiệt hại không đáng có.
+ Một điểm nữa cần lưu ý là NĐT cần hiểu rõ mình có gì và thế mạnh của mình là gì ?
+ Việc đánh giá và nhìn nhận triển vọng các doanh nghiệp phải :
- Có thông tin “đáng đồng tiền ,bát gạo”!Tránh “GIGO”!
-Trong môi trường “làm ăn” tại Việt Nam phải đặc biệt lưu ý chữ “M” thứ 2: MONEY, ở nghĩa nguồn vốn thật là từ đâu? Đừng quá tin vào cáo BCTC,dù đã kiểm toán độc lập! Càng không nên tin vào “vốn điều lệ”!
-Và chữ “M” thứ 3:MANAGEMENT:Vì hầu hết các “đại gia” tại VN đều là “cùng họ/cùng quê”!?
+ Xác định đặc tính của vốn đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định lớn tới thành công.
- Nhà đầu tư cần xác định rõ về đặc tính nguồn vốn của mình là nhiều hay ít, ngắn hay dài, có dùng đòn bẩy tài chính không (vay vốn người quen chẳng hạn)... từ đó vạch ra kế hoạch đầu tư và thực hiện.
- Nếu nguồn vốn là dài hạn, nhà đầu tư có thể chủ động đầu tư và không bị vỡ kế hoạch giữa chừng do bị rút vốn sơm hơn kế hoạch.
- Quy mô vốn lớn hay nhỏ đều có những lợi thế riêng.
5- Hành động:Sau khi đã nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp mục tiêu, NĐT cần đưa ra được một vài lý do chính khi ra quyết định đầu tư cổ phiếu đó:
+ Kỳ vọng vào yếu tố nào của Doanh nghiệp?
+ Thị trường có đánh giá cao khi doanh nghiệp đạt được yếu tố đó không?
+ Giá mục tiêu thoái vốn/cắt lỗ của cổ phiếu đó?